11/07/2019 07:20
Thung lũng Silicon chịu thiệt hại nặng giữa cuộc chiến Trump và Huawei
Trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chính những công ty công nghệ phương Tây mới phải chịu hậu quả nặng nề nhất.
Gần đây, Huawei đã trải qua một vài tháng đầy biến động, trong đó gã khổng lồ công nghệ này bị cấm giao dịch với các công ty Mỹ; đề rồi sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, giao dịch lại được cho phép trở lại sau buổi gặp mặt trực tiếp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sự kiện này là một bước ngoặt cho Huaiwei, nhất là khi chỉ vài tuần trước, hãng có khả năng sẽ bị nhấn chìm bởi lệnh cấm giao thương của chính phủ Mỹ. Với lệnh cấm này, Huawei sẽ không thể mua các bộ chip nguồn, modem di động, hay bộ hướng dẫn sử dụng ARM từ nhà cung cấp HiSilicon Kirin. Tuy nhiên, hiện nay, mọi giao dịch lại vẫn có thể tiếp diễn.
Silicon Valley chịu thiệt hại nặng nề giữa cuộc chiến Trump và Huawei |
Sau lệnh cấm, danh tiếng của Huawei đã bị ảnh hưởng nặng nề và khó có thể khôi phục. Thị phần của hãng tại châu Âu và Canada, vốn được xây dựng bởi các dòng điện thoại dẫn đầu, đã hầu như tiêu biến, và người dùng cũng trở nên đa nghi về khả năng tồn tại lâu dài của hãng công nghệ này.
Tuy nhiên, sau tất cả, Thung lũng Silicon – nhà cung cấp chính cho Huawei mới chính là nạn nhân lớn nhất.
Có thể kết luận rằng, điểm yếu lớn nhất của Huawei nằm ở chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu: Hãng đã gần như phải từ bỏ do bị cắt nguồn cung vật liệu và linh kiện điện thoại bởi các hãng sản xuất phương Tây như Intel, Qualcomm, Google, và ARM. Rất có thể, Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành xây dựng một hệ sinh thái riêng nhằm phòng tránh lặp lại thảm họa này.
Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, rất có khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ hạn chế nhập linh kiện từ nước ngoài.
Nhờ Huawei và điện máy BBK (với các dòng điện thoại Oppo, Redmi, và Oneplus), Trung Quốc hiện đang chiếm một thị phần lớn trong thị trường smartphone. Hàng năm, nền kinh tế thứ 2 thế giới này dùng hàng tỷ USD cho việc đầu tư sáng chế và bản quyền công nghệ. Những sản phẩm nội địa cũng đang dần thay thế các linh kiện nước ngoài, và trong tương lai, ngành công nghiệp điện thoại nội địa sẽ chỉ ngày một phát triển.
Hậu quả là, những hãng công nghệ phương Tây sẽ mất những khách hàng lớn, giảm doanh thu, sau nước cờ có phần sai lầm của Donald Trump.
Tất nhiên, diễn biến trên chỉ có thể xảy ra nếu các linh kiện nội địa Trung Quốc có thể đạt tới độ tinh vi của những hãng nước ngoài. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất bộ chip nguồn thay thế cho ARM, hay hệ điều hành mạnh như Android. Tuy nhiên, với sự nghiên cứu và phát triển liên tục, một tương lai với chuỗi cung ứng hoàn toàn nội địa là rất khả thi.
Trên thực tế, có lẽ Trung Quốc đã chuẩn bị cho điều này từ lâu: trong năm 2015, thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố chiến dịch “Made in China 2025” đầy tham vọng. Trọng tâm của chiến dịch này là biến Trung Quốc từ việc nhập các sản phẩm công nghệ cao, sang tự phát triển và thiết kế các sản phẩm này trước năm 2025. Và lệnh cấm nhằm vào Huawei cũng như một số công ty công nghệ khác của Trung Quốc đã trở thành động lực to lớn cho việc thực hiện chiến dịch này.
Nếu Trung Quốc thành công, các hãng linh kiện phương Tây sẽ gặp phải những đối thủ khó nhằn, mất đi lợi thế độc quyền, cũng như thị trường màu mỡ tỷ dân của đất nước này.
Mặc dù tình thế trên là khó tránh khỏi, nhưng phải thừa nhận nước cờ của Trump đã đẩy nhanh quá trình so với dự kiến.
Có lẽ, đây không phải là một điều xấu với các doanh nghiệp và người dùng. Nó sẽ mang lại sự cạnh tranh đi kèm với sự đổi mới trong công nghệ. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là tính toàn cầu hóa trong công nghệ sẽ dần biến mất.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp