10/07/2017 01:48
Thông tin 2 nữ sinh hiếp dâm một thanh niên đến chết là bịa đặt
Ngoài thông tin bịa đặt nghiêm trọng này, hiện nay trên mạng xã hội đang rộ lên tình trạng dựng chuyện trắng trợn để câu like, hay tung tin đồn thất thiệt trẻ em bị bắt cóc… gây hoang mang trong dư luận.
Thông tin bịa đặt được chia sẻ chóng mặt
Điển hình của vụ việc bịa đặt, dựng chuyện trắng trợn để câu like là vụ việc liên quan đến 2 nữ sinh vừa xảy ra mới đây gây xôn xao cộng đồng mạng.
Theo đó trong ngày 9/7, hàng loạt fanpage, facebook, thậm chí là các facebooker nổi tiếngshare (chia sẻ) một bản tin được đăng tải trên một số trang web không chính thống.
Bản tin này được trình bày giống một bản tin báo chí chính thống. Nội dung đăng rõ mặt 2 nữ sinh, với đầy đủ tên tuổi, năm sinh và bịa đặt 2 emnày xâm hại một thanh niên tại nhà nghỉ sau cuộc nhậu, đến mức "nạn nhân" đã tử vong.
Bản tin còn nói rõ, công an huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đang tạm giữ 2 nữ sinh để điều tra.
Bản tin với nhiều tình tiết kỳ lạ được đăng tải trên các trang web lại được cộng đồng mạng, trong đó có mộtsố facebooker có tiếng, mộtsố người đang làm việc ở các cơ quan báo chí… chia sẻ một cách vô trách nhiệm, coi như là sự thật. Tốc độ lan truyền, chia sẻ của bản tin làm nhiều người choáng váng. Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn khác.
Ngay trong ngày 9/7, lãnh đạo công an huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận khẳng định tại địa phương không xảy ra sự việc trên.
Sau khi vô cớ bị bêu ảnh và thông tin bịa đặt, 2 cô gái đã rơi vào khủng hoảng tinh thần, người nhà cũng vô cùng hoang mang, lo lắng. Một trong 2 nạn nhânlà P. (19 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cũng đã cầu cứu đến một số trang mạng uy tín, để nói rõ sự thật và yêu cầu đừng chia sẻ những thông tin dựng chuyện.
Em P. cho biết, tấm ảnh mà các trang mạng bịa đặt sử dụng là em chụp cùng người bạn tên H. (đang học tại một trường cao đẳng ở Q.9, TP.HCM), được emđăng tải trên facebook cá nhân mấy tháng trước.
Theo P., trong ngày 9/7 cả P. và gia đình bất ngờ nhận được hàng chục cuộc điện thoại của nhiều người hỏi về chuyện mà bản tin bịa đặt đang lan truyền.
Nhanh chóng, cả hai nữ sinh cũng như gia đình đã vô cùng hoang mang, cuộc sống bị đảo lộn.
Dù đến nay sự thật về bản tin bịa đặt liên quan đến 2 nữ sinh đã rõ,nhưng các trang web vẫn chưa tháo gỡ bản tin, không ít người vẫn còn share.
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng trấn an dư luận
Cũng liên quan đến thông tin thất thiệt trên mạng xã hội, sau khi sự việc cháu bé 6 tuổi ở Quảng Bình bị bắt cóc và sát hại, nhiều người lợi dụng việc đau buồn này, liên tục chia sẻ các thông tin bắt cóc trẻ em khác mà chưa có kiểm chứng khiến dư luận càng thêm hoang mang.
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM, đã có những phân tích xung quanh trước việcmột tài khoản facebook, chia sẻ thông tin bắt cóc trẻ em ở An Giang gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân địa phương.
Cụ thể tài khoản có tên Phạm Thị M.X chia sẻ: “Sáng9/7… đoạn đường Nam Vịnh Tre An Giang xảy ra vụ bắt cóc. Bé trai 12 tuổi chạy ngang nhà mình la lên cứu con với. Nghi ngờ nên ba mình đã chạy theo, chặn đầu xe thì bé đó nhảy xuống ôm sát chân luôn, nói không phải là mẹ con. Bà đó thì khư khư nói là mẹ nó. Ba mình đã điện công an lại và xử lý…”. Người này cũng không quên cảm thán: “Bắt cóc về tới quê rồi hả trời”.
Trước sự việc này, luật sư Thạch Thảo đánh giá: “Hiện nay, vụ án cháu bé 6 tuổi ở Quảng Bình bị giết hại sau khi bị bắt cóc, cơ quan chức năng đang tiến hành các biện phápđiều tra, truy bắt kẻ thủ ác. Tuy nhiên lợi dụng sự hoang mang, lo lắng của các bậc phụ huynh, một số đối tượng đã tung những tin đồn thất thiệt nhằm mục đích gây sự chú ý, câu view để quảng cáo cho mục đích bán hàng online”.
Chỉ với một stastus không có một cơ sở nào để chứng minh và đầy sự vô lí đã nhanh chóng có hơn 300 like và hơn 300 lượt chia sẻ...
Luật sư Thảo đề nghị chính quyền địa phương của tỉnh An Giang cần kiểm chứng thông tin. Nếu thông tin trên là đúng thì phải thông báo công khai cho người dân cùng biết, để cùng tham gia phòng ngừa và đấu tranh với bọn tội phạm bắt cóc. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp an toàn để bảo vệ con em mình.
Còn nếu thông tin trên không chính xác, bịa đặt thì phải có biện pháp xử lí đối với hành vi tung tin đồn thất thiệt.
Advertisement
Advertisement