Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thống đốc NHNN: 'Điều hành tỷ giá phải đứng trên cục diện quốc gia, không vì doanh nghiệp nào cả'

Ngân hàng

16/09/2023 11:34

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, vấn đề ổn định tỷ giá phải cân nhắc trên cục diện của toàn nền kinh tế chứ không vì doanh nghiệp nào cả.

Phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển ngày 14/9, Thống đốc NHNN - Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành tỷ giá phải cân nhắc trên cục diện của toàn nền kinh tế chứ không vì doanh nghiệp nào cả.

Theo thống đốc, trong bối cảnh kinh tế chính trị thế giới đang diễn biến khó lường thì NHNN đang nỗ lực điều hành, điều tiết các giải pháp chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường kinh tế vĩ mô.

Thống đốc NHNN: 'Điều hành tỷ giá phải đứng trên cục diện quốc gia, không vì doanh nghiệp nào cả' - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Riêng với vấn đề tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước phá giá nhiều thì họ được lợi hơn về giá. Tuy nhiên, đối với NHNN thì khi điều hành tỷ giá phải đứng trên cục diện của toàn quốc gia, bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu và cả doanh nghiệp nhập khẩu, theo nguoiquansat.vn.

Năm 2022, Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD, nhưng của doanh nghiệp FDI xuất siêu lên đến 36 tỷ USD. Doanh nghiệp trong nước bị thâm hụt do chi phí sản xuất của ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu nước ngoài.

Nếu tỷ giá tăng lên sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu. Chưa kể, khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng không yên tâm vì khi hoạt động ở đây có lãi nhưng khi họ chuyển về nước lại thấy không có lãi.

"Do vậy, chúng tôi xin nhắc lại, vấn đề ổn định tỷ giá phải cân nhắc trên cục diện của toàn nền kinh tế chứ không vì doanh nghiệp nào cả", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Với vai trò là hệ thống cung cấp nguồn vốn tín dụng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo và NHNN cũng đã có nhiều cuộc họp triển khai tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề tín dụng. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhận định, các DNNN đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ.

Trường hợp số vốn quá lớn không thể đồng tài trợ, NHNN cũng sẽ hướng dẫn các ngân hàng báo cáo lên cấp có thẩm quyền để cấp tín dụng. Đơn cử như vừa rồi, Vietcombank đã báo cáo về việc trình và cấp tín dụng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 của Tập đoàn điện lực Việt Nam với tổng số vốn lên đến 27.000 tỷ đồng, theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh.

Thời gian vừa qua, do tác động của dịch COVID-19 và do bối cảnh khó khăn chung của toàn thế giới khiến các DNNN gặp khó khăn về nguồn tiền và tín dụng.

Về vấn đề hạn mức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải, hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn hoàn toàn do các tổ chức tín dụng quyết định dựa trên đánh giá uy tín, tín nhiệm của khách hàng còn NHNN chỉ đóng vai trò điều hành tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống. Năm nay, NHNN đã phân bổ hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng là 14% theo chỉ đạo của Thủ tướng.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement