Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thỏa thuận Mỹ-Nhật vừa đạt được có gì đặc biệt so với hiệp định TPP

Vĩ mô

08/10/2019 12:22

Mỹ-Nhật vừa đạt được một thoả thuận song phương với nhau, trong đó có nhiều điểm giống hệt với TPP và có những điểm không bằng TPP.

Tổng thổng Mỹ Donald Trump vừa đăng trên Facebook khoe kết quả về cuộc đàm phán với một đối tác và đồng minh lớn trên thế giới: nước Nhật. Theo đó, ông Trump biết, ông đã ký 2 thỏa thuận thương mại với Nhật.

“Một thỏa thuận sẽ mang đến sự tiếp cận tốt hơn đối với khoảng 90% hàng nông sàn Mỹ xuất khẩu sang Nhật. Thỏa thuận thứ 2 thiết lập các “tiêu chuẩn vàng” cho thương mại số, thương mại điện tử”.

Thỏa thuận “tiêu chuẩn vàng” cho thương mại số được ông Donald Trump giải thích có một phần nội dung giống như Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ký kết hồi cuối tháng 11/2019, thay cho NAFTA.

 Ông Trump khoe thỏa thuận thương mại với Nhật ngay trước thềm đàm phán với Trung Quốc.

Ông Trump khoe thỏa thuận thương mại với Nhật ngay trước thềm đàm phán với Trung Quốc.

Theo một thỏa thuận, Nhật Bản sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với 7 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ, trong đó có lúa mỳ, lúa mạch, thịt bò và thịt lợn. 

Đổi lại, Mỹ giảm thuế nhập khẩu đối với 40 triệu USD hàng nông sản của Nhật Bản và nới lỏng hạn ngạch thuế quan đối với thịt bò của nước này, cho phép Nhật Bản cạnh tranh để có được thị phần lớn hơn tại thị trường Mỹ. 

Trong một thỏa thuận khác, các quan chức hai nước cũng nhất trí dỡ bỏ thuế đánh vào các sản phẩm kỹ thuật số như video, âm nhạc và sách điện tử, cũng như đảm bảo rằng việc chuyển dữ liệu sẽ không gặp phải rào cản, cam kết mở cửa thị trường đối với số sản phẩm có trị giá 40 tỷ USD. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây là ngày thắng lợi đối với người nông dân Mỹ, khi thông báo hai thỏa thuận thương mại vừa được ký kết mà ông nói sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế giữa hai nước. 

Ông Trump khẳng định thỏa thuận sẽ trở thành một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi cho những người nông dân và các chủ trang trại gia súc của Mỹ, mang đến cho họ quyền tiếp cận được nâng cao đáng kể với một thị trường nước ngoài then chốt. 

Theo thỏa thuận về nông sản, Nhật Bản sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với số thịt bò và thịt lợn trị giá 2 tỷ USD của Mỹ, bằng mức tiếp cận được dành cho 11 nước thành viên Hiệp định

Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) rộng hơn. Việc Mỹ rút khỏi TPP đã đặt người nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm của nước này vào thế bất lợi tại thị trường Nhật Bản trước các đối thủ đến từ Australia, New Zealand (Niu Di-lân) và Canada, và hiệp định vừa ký với Nhật Bản sẽ tạo ra một sân chơi công bằng cho nông dân Mỹ.
Điều gì không có trong thoả thuận Mỹ-Nhật

Mỹ từng tham gia đàm phán TPP, trong đó có Australia, Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này năm 2017 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông muốn thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương, cũng như thúc đẩy một thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ với Nhật Bản. 

Theo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, thỏa thuận thương mại mới đạt được dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1 tới sau khi hai nước hoàn tất các thủ tục trong nước. 

Ông Lighthizer cho biết hai nước sẽ giải quyết vấn đề ô tô trong vòng đàm phán sau, dự kiến diễn ra vào tháng 4/2020. 

Ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật trị giá 67 tỷ USD và ông Trump lâu nay nói rằng các nhà sản xuất ô tô Mỹ không được hưởng sự tiếp cận công bằng với thị trường Nhật Bản.

Ông Lighthizer nhấn mạnh Mỹ không có ý định áp thuế bổ sung đối với ô tô nhập khẩu, song kết quả nghiên cứu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy ô tô nhập khẩu “đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ”. 

Thông báo của Chính phủ Nhật Bản cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ hướng tới việc dỡ bỏ mức thuế 2,5% mà Mỹ đang áp dụng đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, Nhật Bản hiện xuất khẩu khoảng 1,7 triệu ô tô/năm sang Mỹ, tương đương khoảng 10% doanh số bán ô tô tại thị trường này.

Thua kém TPP điều gì?

Nông dân trồng lúa ở Mỹ đã giành được lợi ích từ các thỏa thuận thương mại song phương mới, vì thuế quan và hạn ngạch đối với gạo của Mỹ nhập khẩu vào Nhật Bản được thiết lập vào đầu những năm 1990.

Theo TPP, Nhật Bản sẽ chấp nhận 70.000 tấn gạo Mỹ mỗi năm miễn thuế theo hạn ngạch cụ thể của Mỹ, nhưng điều này không có trong thỏa thuận song phương.

 Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật trong một cuộc gặp hồi tháng 5.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật trong một cuộc gặp hồi tháng 5.

Tim Johnson, chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ủy ban Gạo California, cho biết ông hy vọng sẽ có một thỏa thuận tốt hơn trong các giai đoạn sau của các cuộc đàm phán Mỹ-Nhật Bản.

Hiệp định thương mại Mỹ-Nhật Bản không bao gồm phần lớn các sản phẩm tạo nên mối quan hệ thương mại song phương, đáng chú ý là ô tô từ Nhật Bản và máy bay, khí propan hóa lỏng và thiết bị sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ.

Theo thỏa thuận thương mại song phương hạn chế do Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ký vào ngày 25/9, bơ nằm trong số sản phẩm sữa của Mỹ sẽ không được ưu đãi đối với thị trường Nhật có 127 triệu người tiêu dùng.

Giống TPP ở điểm nào?

Không giống như bơ và sữa bột, phô mai - xuất khẩu sữa tươi của Mỹ sang Nhật Bản sẽ được giảm thuế 40% trong 15 năm, giống với TPP.

Thịt bò và thịt lợn của Mỹ là những đối tượng được hưởng lợi chính trong thỏa thuận Mỹ-Nhật Bản. Thịt bò sẽ  được Nhật Bản giảm thuế từ 38,5% hiện nay xuống còn 9% vào năm 2033, giống hệt với các thành viên của TPP là Úc, New Zealand và Canada

Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế 10% đối với nhập khẩu một số loại ethanol nhất định của Mỹ trong 10 năm, ảnh hưởng đến khoảng 11 triệu USD nhập khẩu, theo một tài liệu của USTR.

Thỏa thuận này duy trì mức thuế 0% của Nhật Bản đối với ngô của Mỹ đối với thức ăn chăn nuôi nhưng cấp hạn ngạch loại bỏ thuế 3% đối với ngô ngọt và các loại ngô khác, USTR cho biết.

Hạn nghạch lúa mỳ của Mỹ tại Nhật Bản sẽ tăng lên 150.000 tấn trong 6 năm và giảm 45% thuế quan, giống với các đối thủ cạnh tranh TPP.

Thuế quan Nhật Bản đối với rượu vang của Mỹ cũng sẽ giảm, từ 15% xuống còn 7,1% vào ngày 1/4 năm 2020, về cơ bản giống hệt với các thành viên TPP.

Tốt hơn TPP ở điểm nào?

Với những diễn biến tích cực trong quan hệ thương mại Mỹ-Nhật, và gần đây là cả với Ấn Độ, Tổng thổng Mỹ Donald Trump đã tạo cho mình một lợi thế nhất định trên bàn đàm phán với mục tiêu là một thỏa thuận toàn diện. Theo đó, Trung Quốc phải thay đổi theo luật chơi chung, không còn những vi phạm như cáo buộc của phía Mỹ cũng như không được hỗ trợ cho các tập đoàn nhà nước, tạo ra sự không công bằng trên sân chơi quốc tế.

Một điểm yếu nhất là lĩnh vực nông nghiệp Mỹ, giờ đây đã được tháo gỡ phần nào với thỏa thuận với Nhật.

Cho tới thời điểm này, các nội dung chi tiết về 2 thỏa thuận với Nhật chưa được công bố nhưng những “tiêu chuẩn vàng” mà ông Trump so sánh với Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) khiến nhiều người nghĩ đến các điều khoản “thuốc độc” đối với Trung Quốc, như cho phép Mỹ phủ quyết nỗ lực của Canada và Mexico ký kết thỏa thuận thương mại tự do với một "nền kinh tế phi thị trường", mà Trung Quốc coi là Mỹ nhằm mục tiêu đến Bắc Kinh. 

Hiệp định USMCA giữa Mỹ, Canada và Mexcio thay thế cho NAFTA (tồn tại 24 năm) quy định rằng nếu trong 3 thành viên ký thỏa thuận thương mại tự do với một nước có nền kinh tế phi thị trường, 2 thành viên còn lại có quyền chấm dứt USMCA.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement