Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ngày 19/3: Thế giới mất 11 triệu tấn lúa mì do cuộc chiến ở Ukraina

Giá cả hàng hóa

19/03/2022 08:34

Thị trường nông sản hôm nay 19/3 ghi nhận giá lúa gạo, cao su tăng nhẹ và hồ tiêu, cà phê vẫn đi ngang. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraina khiến thế giới mất 11 triệu tấn lúa mì trong năm nay.

Giá cà phê quay đầu giảm

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 19/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng giảm 100 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.800 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.400 đồng/kg. 

Người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. 

cay-ca-phe-che-2.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay tăng mạnh. Theo ghi nhận Food News giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 quay đầu tăng lên mức 2.174 USD/tấn, tăng mạnh 1,64% (tương đương 35 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York tăng mạnh lên 220,55 US cent/pound, tăng mạnh 2,06% (tương đương 4,45 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Giá cà phê điều chỉnh trên cả hai sàn trong sự thận trọng và lo ngại của các giới đầu tư khi tin tức cho biết biến thể Covid-19 mới có dấu hiệu lây lan nhanh chóng ở nhiều nước dẫn tới nguy cơ sẽ thắt chặt các sinh hoạt xã hội trở lại. 

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina leo thang.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) cũng nâng lãi suất đồng Bảng Anh thêm 0,25% lên 0,75%/năm trong nổ lực đi đầu kiềm chế lạm phát.

Đồng thời chiến tranh ở Đông Âu sẽ làm đình trệ việc tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê do các lệnh cấm vận của phương Tây. 

Dự báo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm xuống còn 167,2 triệu bao, trong khi tiêu thụ tăng lên 170,3 triệu bao, do đó thế giới sẽ thâm hụt 3,1 triệu bao cà phê trong niên vụ hiện tại.

Một số người lo lắng khi căng thẳng Nga - Ukraina leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo giá cà phê ngày càng tăng. 

Giá hồ tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay 19/3 thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 – 81.000 đồng/kg. 

Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 78.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 79.500 đồng/kg, Bình Phước: 80.000 đồng/kg, Đồng Nai: 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn giữ mức cao nhất thị trường, dao dịch ở mức 81.000 đồng/kg. 

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

8a91572229175_5154.jpg

Thị trường tiêu đen toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) khoảng 5% trong giai đoạn 2021 – 2026. 

Hạt tiêu đen là một loại gia vị mạnh đặc trưng bởi vị cay và nồng, được sử dụng phổ biến như một thành phần chính trong việc chuẩn bị các món ăn khác nhau.

Thị trường tiêu đen toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. 

Với doanh số bán thực phẩm ăn liền và thực phẩm tiện lợi ngày càng tăng trên toàn cầu, đã có một lượng tiêu đen được tiêu thụ đáng kể trong toàn ngành.

Theo đánh giá, các tác động của xung đột Nga - Ukraina, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược "Zero Covid" khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lạm phát, hàng hóa tăng giá phi mã tại nhiều quốc gia. Tuần trước, đồng tiền nội địa của Ấn Độ, Sri Lanka suy giảm khiến giá tiêu tại khu vực Nam Á giảm theo tương ứng.

Thậm chí, Sri Lanka đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1948. Kinh tế bất ổn khiến tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 6.374 USD/tấn xuống 6.106 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, nhiều tuần nay, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia ít biến động, do không có nhiều giao dịch. 

Thị trường cao su phục hồi

Giá cao su ngày 19/3 phục hồi tăng mạnh toàn thị trường châu Á bao gồm Osaka và Thượng Hải. Việt Nam là nhà cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Ấn Độ.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 246,8 JPY/kg, tăng mạnh 2,6 yên, tương đương 1,06%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 75 CNY, lên mức 13.275 CNY/tấn, tương đương 0,57%.

nem-1.jpg

Giá cao tại Nhật Bản tăng trở lại do sự hỗ trợ từ đồng yên yếu đi và nguồn cung nguyên liệu thô thắt chặt, mặc dù giá trên sàn Thượng Hải tăng. Nguồn cung nguyên liệu thô bị thắt chặt do mùa đông đang diễn ra ở các vùng phía nam của Thái Lan. 

Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cùng phiên giảm. Trước đó trong phiên giao dịch, có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 7, là 13.150 nhân dân tệ. 

Giá cao su kỳ hạn giao sau 1 tháng trên sàn Singapore giảm 0,7% xuống 169,9 US cent/kg.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong tháng 1/2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản, Malaysia, Ba Lan giảm.

Giá lúa gạo tăng

Tại An Giang, giá lúa hôm nay điều chỉnh tăng từ 100 đồng/kg đến 600 đồng/kg trên 4 giống lúa được khảo sát. 

Theo đó, lúa OM 5451 và OM 18 cùng nhích nhẹ 100 đồng/kg, hiện thu mua chung giá 5.700 - 5.800 đồng/kg. Đài thơm 8 cũng tăng 200 đồng/kg lên mức 5.800 - 6.000 đồng/kg. 

Trong đó, lúa IR 50404 (khô) tăng nhiều nhất 600 đồng/kg, hiện giao dịch tại mốc 6.600 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay quay đầu tăng 300 - 500 đồng/kg tại một số giống nếp được khảo sát. Cụ thể, nếp vỏ (tươi) tăng 500 đồng/kg, hiện thu mua với giá 5.800 - 5.900 đồng/kg. 

Tương tự, nếp Long An (tươi) tăng 300 đồng/kg lên khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg. 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay vẫn giữ nguyên mức giá cũ từ ngày đầu tuần. 

Thế giới mất 11 triệu tấn lúa mì

Giá lúa mì biến động trong ba tuần kể từ khi mâu thuẫn chính trị giữa Nga và Ukraina xảy ra do thị trường phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu từ cả hai quốc gia qua Biển Đen.

Công ty Strategie Grains của Pháp cho biết xung đột giữa Nga – Ukraina có thể loại bỏ khoảng 11 triệu tấn lúa mì xuất khẩu ở Biển Đen và khoảng 12 triệu tấn ngô xuất khẩu khỏi thị trường thế giới trong năm 2021/22.

Thêm một yếu tố hỗ trợ giá tăng là các dự báo cập nhật của Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ về tình trạng hạn hán sẽ kéo dài trên nhiều vùng Đồng bằng đến tháng 6, đe dọa triển vọng sản xuất lúa mì vụ đông.

Giá lúa mì tăng trở lại sau khi giảm 7. Hợp đồng tích cực nhất đã rút khỏi mức cao kỷ lục được thiết lập vào tuần trước trên 13 USD/bushel, nhưng vẫn tăng khi xung đột ở Ukraina tiếp tục.

Giá đậu tương đã thu hút sự hỗ trợ từ dầu đậu tương và sự phục hồi của dầu thô Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu đối với đậu tương của Mỹ đang giảm dần đã ảnh hưởng đến giá đậu tương.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement