Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ngày 17/11: Giá cà phê trong nước rơi khỏi mốc 40.000 đồng/kg

Giá cả hàng hóa

17/11/2022 08:04

Thị trường nông sản hôm nay 17/11 ghi nhận giá một số loại nông sản chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu,... suy yếu do giới đầu cơ mạnh tay bán ròng trước khả năng nguồn cung dồi dào trong thời gian tới.

Giá cà phê tiếp tục giảm, giá trong nước rơi khỏi mốc 40.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/11 giao dịch trong khoảng 39.100 - 39.600 đồng/kg. 

Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai ở mức 39.400 đồng/kg, Kon Tum: 39.500 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 39.600 đồng/kg, Lâm Đồng: 39.100 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê trên cả 2 sàn giảm phiên thứ 3 liên tiếp do giới đầu cơ mạnh tay bán ròng trước dự báo nguồn cung sẽ dồi dào khi mà phần lớn các nước trồng cà phê hiện đang thu hoạch vụ mùa mới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục xu hướng giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 1/2023 giảm 10 USD (0,55%), giao dịch ở mức 1.792 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 10 USD (0,56%), giao dịch ở mức 1.778 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 1,3 US Cent (0,83%), giao dịch ở mức 155,45 US Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 1,1 US Cent/lb (0,69%), giao dịch ở mức 158,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng khá.

 - Ảnh 1.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE kéo dài mức lỗ lên 1,54 USD/pound, chạm mức thấp nhất trong 16 tháng, do triển vọng nguồn cung toàn cầu vẫn thuận lợi trong khi nhu cầu suy yếu trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Tại các tỉnh Tây Nguyên giá cà phê liên tục đi xuống khi vụ thu hoạch mới đã bắt đầu. So với mức đỉnh gần 51.000 đồng/kg đạt được hồi cuối tháng 8, giá cà phê trong nước đã giảm khoảng 20% và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, niên vụ cà phê 2022 - 2023 tại Việt Nam bước vào mùa thu hoạch, bắt đầu một năm kinh doanh mới giữa những biến động phức tạp trên thị trường toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách "zero Covid", lạm phát cao tại các thị trường xuất khẩu cà phê trọng điểm, logictics chưa thật sự ổn định đang gây khó khăn cho ngành cà phê.

10 tháng đầu năm nay, cà phê là một trong những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam với kim ngạch thu về gần 3,3 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành cà phê nước ta đã có một năm thành công với cả giá bán và sản lượng đều đạt các mức cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây và tiếp tục giữ vững vị thế là quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu thế giới.

Giá tiêu đen Malaysia giảm mạnh

Giá tiêu trong nước hôm nay (17/11) tại Gia Lai là 58.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Đắk Nông: 59.500 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, Bình Phước là 60.500 đồng/kg, tại Vũng Tàu dao động quanh mốc 61.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 17/11 giảm so với phiên hôm qua. 

Hiện tại, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 15 USD/tấn xuống còn 3.525 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.

Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia giữ ở mức 5.824 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen có mức 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng 4.850 USD/tấn.

 - Ảnh 2.

Theo dự đoán, kinh tế toàn cầu trong thời gian tới có thể diễn biến xấu hơn. Nông dân sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi tiếp tục đầu tư vào trồng tiêu. Điều này làm cho người nông dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, chăm sóc cũng như duy trì vườn tiêu.

Kịch bản sẽ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với sự biến đổi khó lường của khí hậu và các vấn đề sâu bệnh. Bên cạnh đó, quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, hiện tại, một số cơ chế đã được thực hiện để giảm thiểu những vấn đề này, chẳng hạn như thông qua thiết lập hợp đồng canh tác và thiết lập các tiêu chuẩn MRL miễn phí để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hoặc liên kết với các hợp tác xã, nhóm nông dân để đảm bảo sản xuất hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Việt Nam là quốc gia chiếm 35% sản lượng và chiếm 55% thị phần hồ tiêu toàn cầu, ngành hồ tiêu Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăng trầm. Đó là khi giá giảm xuống mức 34.000 đồng/kg vào tháng 3/2020, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Từ nửa cuối năm 2020 giá tiêu đã tăng trở lại và đạt mức 89.000 đồng/kg vào đầu năm 2022. Từ tháng 3/2022 giá hồ tiêu liên tục giảm và thời điểm hiện tại đứng ở mức 60.000 đồng/kg vào tháng 11/2022.

Thị trường cao su châu Á "đỏ sàn"

Giá cao su kỳ hạn hôm nay 17/11 bất ngờ đảo chiều giảm mạnh tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 ghi nhận mức 209,9 JPY/kg, giảm 2,1 JPY/kg. Kỳ hạn cao su tháng 12/2022,  tháng 1/2023, tháng 2/2023, tháng 3/2023, giảm trên dưới 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 giao dịch ở mức 12.565 CNY/tấn, giảm 95 CNY/tấn.

Giá cao su Thượng Hải ở các kỳ hạn tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 ở mức giảm gần 1%.

Giới đầu cơ cà phê mạnh tay bán ròng trước dự kiến nguồn cung sẽ dồi dào - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ được giao dịch ở mức 126,81 US Cents/kg vào cuối quý này.

Đầu tháng 11/2022, giá cao su tại Thái Lan giảm, trong khi giá tại Nhật Bản và Thượng Hải tăng khi các nhà đầu tư kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại, bất chấp chính phủ nước này tái khẳng định chính sách phòng, chống Covid-19 nghiêm ngặt.

Cụ thể: Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng nhẹ trở lại. Ngày 08/11/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 216 yen/kg (tương đương 1,47 USD/kg), tăng 0,1% so với cuối tháng 10/2022 và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 11/2022 đến nay. Ngày 08/11/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.745 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,62 USD/ kg), tăng 8,6% so với cuối tháng 10/2022, nhưng giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, giá cao su có xu hướng giảm kể từ đầu tháng 11/2022. Ngày 08/11/2022, giá cao su RSS3 giao dịch ở mức 50,8 Baht/kg (tương đương 1,36 USD/kg), giảm 2,3% so với cuối tháng 10/2022 và giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước vẫn ở mức thấp. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 265-275 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 10/2022. Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa giữ ở mức 271-275 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng trước. Tại Gia Lai, mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 10/2022.

Sản xuất cao su của nhà máy Trung Quốc tăng chậm hơn dự kiến và doanh số bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 10, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà khi phải vật lộn với việc hạn chế Covid-19 kéo dài và suy thoái bất động sản.

Thị trường cao su vẫn tồn tại những lo ngại dai dẳng về nhu cầu do quá trình phục hồi sản xuất ô tô nhiều lần bị trì hoãn.

Hoạt động nhập khẩu cao su tại Ấn Độ bị ảnh hưởng do cước vận tải và các chi phí liên quan tăng, phần lớn là do nhu cầu tăng cao và nguồn cung giảm, tình trạng thiếu lao động và các hạn chế liên quan đến Covid tiếp tục được áp đặt tại các khu vực cảng của Trung Quốc.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement