25/02/2022 08:20
Thị trường nông sản biến động do Nga-Ukraina căng thẳng
Thị trường hồ tiêu, cà phê, cao su và các loại nông sản khác ghi nhận biến động sau tình hình Nga-Ukraina căng thẳng.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 25/2/2022 giảm mạnh. Cà phê thế giới giảm đỏ hai sàn, tình hình Nga-Ukraina căng thẳng khiến nhà đầu tư vội vàng dịch chuyển vốn.
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 25/2 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm mạnh 400 đồng/kg tại các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.800 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.400 đồng/kg.
Nguồn cung cà phê Việt Nam giảm do diện tích trồng giảm sút khi chịu áp lực giá thấp trong 4 năm liên tiếp, giá cà phê robusta cả ở trong nước và thế giới dự báo sẽ được đẩy lên cao hơn.
Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 3/2022 giảm mạnh xuống mức 2.299 USD/tấn, giảm mạnh 2,13% (tương đương 50 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York giảm mạnh xuống 241,00 US cent/pound, giảm mạnh 3,06% (tương đương 7,60 US cent) tại thời điểm khảo sát.
giá cà phê Robusta đảo chiều sụt giảm ngay trước thềm ngày giao hàng đầu tiên (FND) sau khi đã hoàn tất hợp đồng quyền chọn, là điều khó tránh khỏi khi áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất lớn vẫn còn nguyên.
Thông tin xung đột giữa Nga – Ukraina đã được đẩy lên mức cao mới với khả năng một cuộc xâm lược ở Ukraina đang cận kề khiến hầu hết các thị trường tỏ ra mất phương hướng khi nhà đầu tư vội vàng dịch chuyển dòng vốn.
Ba sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao là vàng, dầu thô và cà phê đồng loạt tăng.
Trong khi chứng khoán Mỹ và các sàn tiền kỹ thuật số sụt giảm liên tiếp, các tài sàn trú ẩn tiếp tục là nơi được lựa chọn để phòng tránh rủi ro.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021.
Nguyên nhân chủ yếu là do cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.
Tương tự, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước do khối lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil.
Trong khi đó, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao. Đây là mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.
Thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.
Giá tiêu tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay 25/2 tăng nhẹ tại một số khu vực. Hiện giá tiêu đang được dao dịch trong khoảng 82.000 - 85.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 82.000 đồng/kg, giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu: 85.500 đồng/kg, cao nhất thị trường, Bình Phước: 84.000 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 83.000 đồng/kg, Đồng Nai: 83.500 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo thống kê, xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2022 tăng gần 5% cả về lượng và kim ngạch nhưng giảm nhẹ 0,2% về giá so với tháng 12/2021.
Mỹ là thị trường chủ đạo xuất khẩt hạt tiêu của Việt Nam, chiếm 35% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước. So với tháng 1/2021 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 35,8%, 117% và 59,9%.
Đứng sau thị trường chủ đạo Mỹ, là thị trường Đức chiếm 5,9% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hà Lan đạt 848 tấn, tương đương 4,55 triệu USD, tăng 8,2% về khối lượng, tăng 6,7% về kim ngạch nhưng giảm 1,4% về giá.
Giá cao su tăng
Giá cao su hôm nay tăng mạnh đồng loạt tại thị trường Osaka và Thượng Hải. Giá cao su đạt đỉnh 8 tháng do giá dầu thô leo thang.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/2/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 258,9 JPY/kg, tăng mạnh 3,5 yên, tương đương 1,37%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 40 CNY, lên mức 14.195 CNY/tấn, tương đương 0,28%.
Giá cao su biến động liên tục do các nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Nga.
Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 182,8 US cent/kg. Thị trường Nhật Bản đóng cửa vào thứ Tư để nghỉ lễ sinh nhật của Thiên hoàng.
Giá cao su Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng gần đây do giá dầu mạnh lên, trong khi mưa rào tại Thái Lan làm tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật phiên này giảm 1,7%, là phiên thứ 4 liên tiếp giảm.
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay tiếp tục có sự thay đổi khi ghi nhận lúa OM 18 tăng nhẹ 50 đồng/kg lên khoảng 5.600 - 5.850 đồng/kg. Các giống lúa khác tiếp tục chững lại trong hôm nay.
Giá các loại nếp đã có sự biến động nhẹ khi nếp Long An (tươi) tăng 50 đồng/kg, đưa giá thu mua lên mức 5.400 - 5.500 đồng/kg. Các loại nếp khác nếp vỏ tươi, nếp ruột đi ngang so với hôm qua.
Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay không biến động. Các mặt hàng gạo bình ổn so với phiên giao hôm qua.
Giá ngũ cốc hôm nay
Hiện nay, căng thẳng leo thang ở đông Âu đẩy giá ngũ cốc tăng mạnh. Theo đó, giá lúa mì Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 9,5 năm.
Trong khi ngô cao nhất 8 tháng do căng thẳng Nga – Ukraina leo thang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung những lương thực này từ khu vực xuất khẩu ngũ cốc chủ chốt ở Biển Đen.
Thị trường ngũ cốc và hạt có dầu cũng được hỗ trợ tốt bởi điều kiện phát triển vụ mùa ngô và đậu tương ở các khu vực Nam Mỹ kém.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp