Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 6/9: Giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su giảm

Giá cả hàng hóa

06/09/2022 07:38

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su giảm. Dự báo, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.

Giá cà phê hôm nay

Giá cà phê có xu hướng đi ngang cả trong nước và thế giới. Tại thị trường Tây nguyên giá cà phê dao động 47.500 – 48.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk: 47.900 đồng/kg, Lâm Đồng: 47.200 đồng/kg, Gia Lai: 47.800 đồng/kg, Đắk Nông: 47.800 đồng/kg, Kon Tum: 47.800 đồng/kg, tại cảng TP.HCM: 51.800 đồng/kg.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE được giao dịch quanh mức 2,39 USD/pound, giảm nhẹ so với mức cao nhất trong hơn sáu tháng là 2,43 USD vào ngày 25/8 do tâm điểm vẫn là thời tiết ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil. 

Dự báo về mưa ở các khu vực cà phê Brazil trong 10 ngày tới làm giảm lo ngại rằng có thể không đủ độ ẩm để duy trì sự phát triển của chồi và quả cà phê sau khi ra hoa sớm. 

Tuy nhiên, Maxar Technologies tuần trước cho biết điều kiện thời tiết ở La Nina có khả năng kéo dài đến cuối năm, điều này cho thấy mưa ít hơn bình thường ở Brazil cho đến cuối năm, một tình huống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán và thêm căng thẳng cho cà phê của Brazil. 

Trong khi đó, dữ liệu mới nhất cho thấy dự trữ arabica được ICE chứng nhận vào ngày 29/8 đứng ở mức 663.874 bao, tăng thứ 8 liên tiếp trong ngày sau khi thiết lập mức thấp nhất trong 23 năm là 571.580 bao vào ngày 15/8.

Thị trường nông sản 6/9: Giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su giảm - Ảnh 1.

Giá cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 239,33 USD/pound vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Ước tính cà phê sẽ giao dịch ở mức 260,52 trong thời gian 12 tháng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7% so với cùng kỳ, đạt 1,2 triệu tấn, tương đương với 20 triệu bao (loại 60kg). Doanh thu xuất khẩu cà phê trong giai đoạn này đã tăng 39,6%, lên 2,8 tỷ USD. Tính riêng tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 110.000 tấn, với trị giá 257 triệu USD.

Vừa qua, CNN đã chọn cà phê cùng với bánh mì và phở vào top 50 món ăn đường phố ngon nhất Châu Á trong một bài viết mới đây. Thời gian qua, CNN cũng đã nhiều lần đưa cà phê vào danh sách những món ăn đường phố ngon nhất Châu Á.

Với sự lan tỏa tích cực này, cà phê chế biến sâu sẽ trở thành thế mạnh xuất khẩu của nước ta bên cạnh cà phê thô, đi vào thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).

Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Giá tiêu hôm nay

Giá tiêu hôm nay đi ngang, nhu cầu tiêu thụ giảm, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhất là ở các nước tiêu thụ hạt tiêu lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc.

Cụ thể giá tiêu hôm nay cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 67.500 đồng/kg, Bình Phước: 68.500 đồng/kg, Đồng Nai: 67.0000đồng/kg.

Giá tiêu, cà phê dự báo tăng trong thời gian tới - Ảnh 2.

Giá tiêu trong nước đang có giai đoạn suy yếu, trước một đồng USD mạnh, nhu cầu xuất khẩu yếu, Brazil đẩy mạnh nguồn hàng giá rẻ để đón hàng vụ mới.

Hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do Brazil và Indonesia có giá cạnh tranh và cước phí cũng rẻ hơn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu sang Ai Cập và Pakistan đang gặp khó khăn vì kẹt hàng ở cảng. Còn ở trong nước, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển xuất khẩu.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, tháng 8/2022, Việt Nam xuất khẩu được 16.500 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 66 triệu USD. Lũy tiến 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu được 162.000 tấn, kim ngạch đạt 739 triệu USD, so cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 19% nhưng kim ngạch tăng 11,1%.

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia tăng vọt hơn 79% trong 4 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, điểm đến chính của sản phẩm hồ tiêu Campuchia là Việt Nam.

Ngoài hồ tiêu, Việt Nam hiện đang nhập khẩu hầu hết các loại nông sản chủ lực của Campuchia như gạo, hạt tiêu, hạt điều, sắn, cao su...

Theo đại diện một số doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu cho biết, những năm gần đây Việt Nam thường nhập khẩu khá nhiều hạt tiêu từ Campuchia. Việc nhập khẩu hồ tiêu này không có gì đáng lo ngại, bởi hạt tiêu Campuchia nổi tiếng có chất lượng rất tốt, các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu về để chế biến xuất khẩu.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt mức 4.434 USD/tấn, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Từ đầu tháng 8/2022, thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Đông có dấu hiệu chuyển dịch nguồn cung sang Brazil để mua hàng vụ mới do chi phí logistics và giá cả thấp hơn.

Các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu Việt Nam đến cuối năm nay. Trong khi đó, sức mua từ thị trường Trung Quốc yếu. Do đó, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa khó có thể tăng trở lại trong ngắn hạn.

Giá cao su hôm nay

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 5/9/2022, kỳ hạn tháng 1/2023, giao dịch ở mức 218,9 JPY/kg, tăng 2 yên, tương đương 0,91%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 140, ghi nhận mức 11.590 CNY/tấn, tương đương 1,22%.

Giá cao su giao dịch tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá tăng trên sàn Thượng Hải và do đồng yen giảm giá so với USD.

Giá tiêu, cà phê dự báo tăng trong thời gian tới - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 131,22 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 8, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á giảm mạnh so với tháng trước. Tâm lý thị trường gần đây bị ảnh hưởng bởi những dấu hiệu về sự suy yếu mới tại Trung Quốc do khủng hoảng bất động sản, sự bùng phát của dịch COVID-19 và các đợt nắng nóng làm gián đoạn sản xuất tại một số tỉnh.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản giá cao su RSS3 biến động mạnh.

Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 19 tháng trong tháng 8 do sản lượng và các đơn hàng mới giảm sâu, trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ chi phí nguyên liệu thô và năng lượng, cộng với nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Tại Thái Lan, giá cao su giảm mạnh so với tháng 7. Sau khi giảm xuống mức 52,4 Baht/kg vào ngày 16/8, giá tăng nhẹ trở lại, nhưng vẫn giảm mạnh so với tháng trước.

Thời gian tới, sản lượng cao su của Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại nước này, gồm cả các tỉnh trồng cao su phía Nam.

Tại thị trường Việt Nam, trong tháng 8, giá mủ cao su nguyên liệu tại thị trường trong nước cũng giảm so với tháng 7.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement