Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 23/6: Thị trường tiêu ổn định

Giá cả hàng hóa

23/06/2022 08:03

Thị trường nông sản hôm nay 23/6 ghi nhận giá cà phê thế giới bật tăng trong khi thị trường hồ tiêu tương đối ổn định.

Giá cà phê bật tăng

Tại tỉnh Đắk Lắk giá cà phê đang ở mức 43.400 đồng/kg, Lâm Đồng: 42.800 đồng/kg, Gia Lai: 43,300 đồng/kg, Đắk Nông: 43,300 đồng/kg, Kon Tum: 43,300 đồng/kg, giá cà phê giao tại cảng TP HCM: 47,300 đồng/kg.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 22/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục tăng, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 10 USD (0,48%), giao dịch tại 2.071 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 12 USD (0,57%) giao dịch tại 2.113 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh, trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,4 Cent (2,32%), giao dịch tại 238,5 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,95 Cent/lb (1,68%), giao dịch tại 236,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thị trường nông sản 23/6: Giá cà phê bật tăng, hồ tiêu, cao su lặng sóng - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 234,59 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 256,72 trong thời gian 12 tháng.

Thị trường tiêu không có nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 70.500 - 73.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đồng/kg, Gia Lai: 70.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 73.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 23/6: Giá cà phê bật tăng, hồ tiêu, cao su lặng sóng - Ảnh 2.

Giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục xu hướng giảm. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 4.504 USD/tấn, giảm 2,7% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2022.

6 tháng đầu năm của năm 2022, thị trường hồ tiêu trong nước chứng kiến sự sụt giảm gần 10.000 đồng/kg tại các địa phương so với đầu năm. Trái ngược với những dự đoán lạc quan đầu vụ về năng suất giảm, các nước mở cửa sau Covid-19, Việt Nam được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do... giá hồ tiêu trên bình diện thế giới và nội địa liên tiếp lao dốc.

Lâu nay, giá hồ tiêu được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng từ những thay đổi chính sách tiền tệ, tài chính trên thế giới, mà chủ yếu phụ thuộc và nhu cầu, nguồn hàng từ các nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, những diễn biến từ đầu năm đến nay khiến nhận định trên cần phải thay đổi lại cho phù hợp.

Xung đột ở Đông Âu đã dẫn đến hệ lụy xấu với kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid cũng khiến thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng bị ngưng trệ.

Hậu quả là nỗi lo lạm phát lan rộng trên toàn cầu. Fed và ngân hàng trung ương các nước buộc phải tăng lãi suất. Đồng USD lên mức cao nhất mấy chục năm qua. Cuộc đua lãi suất kéo theo hàng hóa tăng phi mã. Trong bối cảnh đó, lương thực thiết yếu tăng, nhưng những loại gia vị, hay cà phê lại xu hướng giảm. Vì người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến nhu cầu giảm mạnh.

Quan trọng hơn, sức ép của việc tăng lãi suất cơ bản tiền tệ buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới, trong khi tồn kho vẫn còn. Còn giới đầu cơ trong nước cũng phải nhanh chóng bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao.

Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thừa cung, thiếu cầu.

Giá cao su tăng giảm trái chiều

 Giá cao su ngày 23/6 tăng giảm trái chiều, giá kỳ hạn trên hai Sàn TOCOM và SHFE biến động trong phiên sáng nay.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng nhẹ lên mức 254,4 JPY/kg, tăng nhẹ 0,3 yên, tương đương 0,12%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 45 CNY, ghi nhận 12.565 CNY/tấn, tương đương 0,36%.

Thị trường nông sản 23/6: Giá cà phê bật tăng, hồ tiêu, cao su lặng sóng - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 264,15 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 280,24 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su thiên nhiên kỳ hạn giao dịch quanh mốc 260 JPY / kg, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, do triển vọng nhu cầu phục hồi ở người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc khi nước này tuyên bố thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 mới nhất. 

Tuy nhiên, nguồn cung cao su phục hồi từ các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam nên giữ giá cao su từ tháng này trở đi. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 87 tấn xuống khoảng 7.455 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Thượng Hải INE tăng 1.915 tấn, trong khi tại Shanghai SHFE tăng 299 tấn. 

Giá cao su trên thị trường châu Á biến động trái chiều. Theo đó, giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng cổ phiếu Châu Á.

Ngược lại, giá cao su tại Trung Quốc giảm do giá cao su nguyên liệu của Thái Lan giảm, song đà giảm được hạn chế bởi đồng JPY yếu và hy vọng Mỹ có thể cắt giảm một số thuế quan đối với Trung Quốc.

Giá mủ cao su của Thái Lan xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/1 tại 45,25 baht (1,28 USD)/kg do đang mùa cao điểm ở Thái Lan tức là nguồn cung cao trong vài tuần.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu được 114,15 nghìn tấn cao su, trị giá 194,85 triệu USD.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD. Con số này tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, hỗn hợp cao su tự nhiên cao su tổng hợp được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 60,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, với 291,83 nghìn tấn, trị giá 508,25 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 209,88 nghìn tấn, trị giá 505,99 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS: 4005), SVR20, Skim block, SVR10, RSS3,... Tuy nhiên các chủng loại này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: SVR10, cao su tổng hợp, SVR20, SVR5….

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement