Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 20/6: Giá cà phê phục hồi, cao su tăng giảm trái chiều

Giá cả hàng hóa

20/06/2022 07:34

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá giá cà phê phục hồi, hồ tiêu giảm, cao su tăng giảm trái chiều do ảnh hưởng thị trường thế giới.

Giá cà phê phục hồi

Gái cà phê hôm nay có xu hướng phục hồi. Cụ thể giá cà phê tại Đăk Nông: 42.700 đồng/kg, Gia Lai: 42.700 đồng/kg, Lâm Đồng 42.300 đồng/kg, Đăk Lăk: 42.800 đồng/kg, 

Thị trường nông sản 20/6: Giá cà phê phục hồi, hồ tiêu giảm, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 234,59 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 256,72 trong thời gian 12 tháng.

Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, các mức giảm nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 12 USD (0,58%), xuống 2.165 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, các mức giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 1,25 Cent (0,55%), xuống 227,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 18/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 26 USD (1,24%), giao dịch tại 2.065 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 25 USD (1,19%) giao dịch tại 2.079 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng giảm 4,30 Cent (1,85%), giao dịch tại 227,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4,40 Cent/lb (1,90%), giao dịch tại 227,40 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 142,33 nghìn tấn, trị giá 324,3 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 33,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 881,56 nghìn tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, tăng 23,2% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ và Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Trong 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Mỹ, Philippines và Trung Quốc.

Giá tiêu giảm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 71.000 – 74.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 71.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.000 đồng/kg; Bình Phước: 73.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 74.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 20/6: Giá cà phê phục hồi, hồ tiêu giảm, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 2.

Theo số liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc thể hiện, nhập khẩu hạt tiêu của nước này tăng mạnh trở lại trong tháng 4/2022, với mức tăng 110,1% so với tháng 3/2022 và tăng 51,5% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu vào Trung Quốc giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 14,3 triệu USD.

Tháng 4/2022, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil và Malaysia. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ nhiều nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam và Brazil.

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng 25% trong tháng 4, đạt 1,42 triệu USD. Nếu tính cả 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là nguồn cung tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc, với tổng kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt Nam đạt 4,15 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương dự báo, thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.

Mới đây, thông tin trên tờ Khmer Times, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) Mak Ny cho biết, vụ thu hoạch một số khu vực vẫn chưa hoàn thành do mưa lớn và thiếu lao động.

Trong mùa thu hoạch cao điểm tại quốc gia này, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 Riel (3,20 USD)/kg, từ mức 16.000 Riel hồi tháng 1. Sản lượng năm nay của Campuchia được sự báo tăng nhẹ. Việt Nam là khách hàng chính của Campuchia.

Hiện nay, Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia đang liên kết các nông dân lại với nhau và tìm kiếm các nhà xuất khẩu để mua tiêu trực tiếp từ người trồng tiêu mà không cần phải phụ thuộc vào các thương lái.

Giá cao su tăng giảm trái chiều

Giá cao su hôm nay tại Nhật Bản giữ đà tăng mạnh trong khi giá tại Trung Quốc tiếp tục giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 253,2 JPY/kg, tăng nhẹ 0,5 yên, tương đương 0,20%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 90 CNY, ghi nhận 12.535 CNY/tấn, tương đương 0,71%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay duy trì ổn định, do kỳ vọng nhu cầu cao su tự nhiên từ Trung Quốc phục hồi, làm lu mờ lo ngại triển vọng kinh tế Nhật Bản sau khi nước này công bố thâm hụt thương mại ngày càng tăng.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,4% lên 161,1 US cent/kg.

Thị trường nông sản 20/6: Giá cà phê phục hồi, hồ tiêu giảm, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 264,15 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 280,24 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su thiên nhiên kỳ hạn giao dịch quanh mốc 260 JPY / kg, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, do triển vọng nhu cầu phục hồi ở người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc khi nước này tuyên bố thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 mới nhất. 

Tuy nhiên, nguồn cung cao su phục hồi từ các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam nên giữ giá cao su từ tháng này trở đi. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 87 tấn xuống khoảng 7.455 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Thượng Hải INE tăng 1.915 tấn, trong khi tại Shanghai SHFE tăng 299 tấn. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được 114.150 tấn cao su, trị giá gần 195 triệu USD, tăng 45,7% về lượng và tăng 37,8% về trị giá so với tháng 4.

So với tháng 5/2021 tăng hơn 38% về lượng và tăng hơn 36% về trị giá. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ nắm ngoái

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 599.430 tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng gần 9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.707 USD/tấn, giảm 5,5% so với tháng 4 và giảm 1,5% so với tháng 5/2021.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 67,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước

Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt tiếp tục tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đáng chú ý như: Ấn Độ, Đức, Pakistan, Nga, Indonesia, Brazil, Hà Lan, Peru…

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement