Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường bất động sản lao đao: Dòng vốn FDI cũng quay lưng (bài 3)

Vĩ mô

26/08/2019 07:25

Trong 5 năm trở lại đây, vốn FDI đổ vào bất động sản liên tục tăng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2019 lại giảm một cách bất ngờ.

Quay đầu

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản đã giảm tới 76%, chỉ còn 1,32 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số các ngành, vốn vào bất động sản vẫn chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng 7,2%. Tuy nhiên, con số này cũng giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước.

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản đã giảm tới 76%.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản đã giảm tới 76%.

Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần trong 6 tháng cũng giảm 9,2% cùng kỳ năm trước, đạt 18,47 tỷ USD. Vốn đầu tư giải ngân lại tăng 8%, đạt 9,1 tỷ USD.

Trong đó, có 1.723 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,41 tỷ USD, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2018. Có 628 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,94 tỷ USD, bằng 66,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký. Trong đó, có 3,85 tỷ USD là từ thương vụ Beerco Limited mua cổ phần công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút lớn nhất vốn FDI với tỷ trọng 71%, đạt 13,15 tỷ USD. Hong Kong dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD, chiếm gần 29% tổng vốn đầu tư.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc dòng vốn FDI đổ vào bất động sản giảm tới 76% so với năm trước là điều khá bất ngờ. Bởi tính tới ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 5 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây khi năm 2016 đạt 10,1 tỷ USD, năm 2017 đạt 12,1 tỷ USD và năm 2018 đạt 9,9 tỷ USD.

Bình luận về dòng vốn FDI chảy vào bất động sản giảm mạnh, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, đang có làn sóng các quỹ đầu tư rút khỏi châu Á. Nguyên nhân thứ hai là những giao dịch được công bố chỉ là phần nổi của tảng băng. Nhiều giao dịch mua bán dự án bất động sản diễn ra âm thầm.

Đang có làn sóng các quỹ đầu tư rút khỏi châu Á. 
Đang có làn sóng các quỹ đầu tư rút khỏi châu Á. 

“Hoạt động M&A ít được thông tin rộng rãi, là do các thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản thường phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều thủ tục cũng như phải cân đo các số liệu tài chính, nên cả bên mua lẫn bên bán đều không muốn tiết lộ. Trừ khi bên mua hoặc bên bán là các công ty niêm yết phải công bố thông tin theo quy định, còn không chỉ đến khi nào hoàn tất thủ tục, dự án hoạt động trở lại hoặc triển khai bình thường thì người mua mới công bố”, ông Hoàng nói.

Giảm 50%

So với nửa đầu năm 2018, những thương vụ M&A trên thị trường bất động sản lèo tèo hơn hẳn. Đáng chú ý chỉ có Keppel Land chi tiền mua 60% cổ phần 3 lô đất rộng 6,2ha ở huyện Nhà Bè, TP.HCM từ Công ty Địa ốc Phú Long.

Tuy nhiên, việc Keppel Land đổ tiền vào Công ty Địa ốc Phú Long chỉ đơn thuần là hợp tác làm dự án. Cụ thể, hai bên có ý định hợp tác xây dựng khoảng 2.400 căn hộ cao cấp kèm theo shophouse có diện tích sàn thương mại khoảng 14.650m2.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được phát triển theo 3 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ xây dựng khoảng 910 căn hộ và một số shophouse, dự kiến bắt đầu trong quý I năm 2020.

Dự án đáng chú ý thứ hai là CapitaLand hoàn tất mua lại Ascendas and Singbridge Pte. Ltd. Cụ thể, hồi đầu tháng 7, CapitalLand phát đi thông báo đã hoàn tất thương lượng với Temasek và mua lại toàn bộ các cổ phiếu hiện hành của Công ty Ascendas and Singbridge Pte. Ltd. 

Việc sáp nhập Ascendas-Singbridge giúp Capitaland trở thành một trong những tập đoàn bất động sản đa ngành lớn nhất Châu Á với hơn 123 tỷ đô la Singapore giá trị tài sản quản lý. Sau khi thâu tóm Ascendas-Singbridge, CapitaLand bổ sung dự án OneHub Saigon vào danh mục đầu tư tại Việt Nam. Đây là khu phức hợp văn phòng thương mại, công nghiệp và vận tải rộng 12ha nằm ở lối vào Khu công nghệ cao TP.HCM, tiếp giáp Xa Lộ Hà Nội.

Một thương vụ khác là Lotte E&C, thành viên của Tập đoàn Lotte, là một trong những tổng thầu xây dựng, phát triển nhà ở lớn tại Hàn Quốc cũng ký hợp đồng hợp tác đầu tư cùng Công ty Hưng Lộc Phát cho một dự án ở quận 7, TP.HCM. Chi tiết hợp đồng chưa được tiết lộ. Dự án sự kiến sẽ được ra mắt trong năm nay.

Với các doanh nghiệp trong nước, chỉ có một giao dịch M&A đến từ Công ty Nam Long. Doanh nghiệp này chi hơn 2.300 tỷ đồng mua lại 70% cổ phần công ty sở hữu dự án Dong Nai Waterfront City. Qua đó, Nam Long sẽ triển khai đầu tư 170ha đất tại dự án này.

Nam Long chi hơn 2.300 tỷ đồng mua lại 70% cổ phần công ty sở hữu dự án Dong Nai Waterfront City.
Nam Long chi hơn 2.300 tỷ đồng mua lại 70% cổ phần công ty sở hữu dự án Dong Nai Waterfront City.

Công ty Nam Long cho biết hiện tại dự án đã có quyết định giao đất, đóng tiền sử dụng đất, được phê duyệt quy hoạch 1/500 và được cấp sổ đỏ. Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2019-2025 với tổng vốn đầu tư 9.200 tỷ đồng. Sản phẩm đưa ra thị trường gồm hơn 4.000 căn villa và 3.000 căn hộ.

Thông kê của Công ty JLL Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm 2019, số thương vụ M&A chỉ bằng 50% cùng kỳ, diễn ra ở các dự án căn hộ. Cùng kỳ năm 2018, M&A diễn ra tại hầu hết các phân khúc nhà ở, thương mại, công nghiệp.

Cụ thể, Vingroup mua 32,5% vốn góp tại Berjaya Việt Nam Financial Center Limited (BVFC), Keppel Land bán 30% vốn tại Quốc Lộc Phát, Frasers Property mua dự án Khu dân cư thương mại tại quận 2, Nomura Real Estate mua lại 24% vốn của tòa nhà văn phòng Sun Wah tại quận 1...

JLL Việt Nam cho rằng, trong quá trình tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu và mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc phê duyệt đất đai và giấy phép xây dựng ngày càng thắt chặt và tắc nghẽn khiến các nhà đầu tư có không ít lo ngại.

“Có những giao dịch, 2 năm rồi chưa thể xong vì ách tắc thủ tục. Do đó, về lâu dài, các vấn đề pháp lý, phê duyệt dự án cần được tháo gỡ để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư”, đại diện JLL Việt Nam.

Thị trường bất động sản lao đao: Cổ phiếu bất động sản cũng ì ạch (bài 4)

Cổ phiếu bất động sản có chỉ số tốt, định giá rẻ nhưng giá không tăng là do yếu tố, liệu doanh nghiệp có khai thác quỹ đất hay không.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement