13/09/2018 15:29
Thế giới "đang mộng du" bước vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phân tích, các vấn đề của năm 2009 đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Một thế giới "vô đạo đức, đang mộng du hướng tới sự lặp lại cuộc khủng hoảng gần cuối năm 2008 - đầu năm 2009", bởi vì nó đã không khắc phục được nguyên nhân của vụ tai nạn tài chính một thập kỷ trước, cựu thủ tướng Anh Gordon Brown cảnh báo.
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown. Ảnh: Guardian |
Ông Gordon Brown là lãnh đạo Anh trong thời kỳ sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers khiến nhiều ngân hàng lớn gặp rủi ro, cho rằng sau một thập kỷ trì trệ, nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang chuyển sang một thập kỷ dễ bị tổn thương.
Trao đổi với báo Guardian, cự thủ tướng Brown đã phân tích một cách sâu sắc về những vấn đề lớn của năm 2009 cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cho nên giờ đây hành động sẽ khó khăn hơn, nhưng cần thiết, là phải ngăn chặn hành vi sai trái của giới chủ ngân hàng.
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown là một trong những người sáng lập G20 - một thực thể được tạo ra từ các quốc gia phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới. Cơ chế hợp tác từ G20 đã giúp thế giới tránh được cuộc đại suy thoái lần thứ hai. Nhưng ngày nay đã bị thay thế bằng một thế giới, mà ở đó, các quốc gia đã rút vào những vỏ bọc dân tộc chủ nghĩa.
Đánh giá các rủi ro của việc lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, ông cho rằng thế giới đang đối diện trước nguy cơ giống như người bị "mộng du bước vào một cuộc khủng hoảng trong tương lai" mà không hề hay biết.
Theo ông, phạm vi giảm lãi suất hiện tại ít hơn so với trường hợp của một thập niên trước, không có bằng chứng nào cho thấy các bộ tài chính được phép cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công. Đáng lưu ý, không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - sẽ hăng hái trong việc cung cấp những yếu tố cần thiết nhằm kích thích nền tài chính toàn cầu phát triển lành mạnh.
“Sự hợp tác chúng ta từng chứng kiến vào năm 2008 sẽ không thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng hậu 2018 sắp tới, cả về sự hợp tác của các ngân hàng trung ương lẫn các chính phủ. Và chúng ta sẽ chứng kiến việc đổ lỗi cho nhau, thay vì giải quyết vấn đề.
Trong cuộc khủng hoảng tiếp theo, sự phân chia niềm tin trong lĩnh vực tài chính sẽ được phản ánh bằng sự phân chia niềm tin giữa các chính phủ, cựu thủ tướng Anh nói. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại chống lại Bắc Kinh được Mỹ khởi xướng, ông nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ thua cuộc. Bởi, chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là rào cản lớn nhất để phát triển hợp tác quốc tế.
Nền kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn thiếu các hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống theo dõi các dòng tài chính, để có thể cho biết những gì đã được cho vay, ai vay và những điều khoản vay là gì. Chúng ta chỉ xử lý những điều nhỏ nhặt, chứ không phải là những vấn đề lớn, mang tính cốt lõi.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng năm 2008 - 2009, các ngân hàng đã buộc phải nắm giữ nhiều vốn hơn để tự bảo vệ trước những tổn thất có thể xảy ra, bên cạnh đó một hệ thống giải pháp, biện pháp được tiển khai để ngăn cản các chủ ngân hàng tạo ra quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, những hành động chống lại việc sơ suất tài chính của các chính phủ đã không đủ cứng rắn để răn đe. Mặt khác, các ngân hàng vẫn còn tâm lý hy vọng sẽ được giải cứu một lần nữa, trong trường hợp khủng hoảng trong tương lai.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 có nguồn gốc từ thị trường địa ốc Mỹ, với những tổn thất trên các khoản thế chấp dưới chuẩn xuyên suốt hệ thống tài chính toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng không lồ Lehman Brothers.
Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. |
“Rất khó để nói điều gì sẽ kích hoạt nó (cuộc khủng hoảng tiếp theo), nhưng chúng ta đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh tế, nơi có nhiều rủi ro hơn. Trong đó, có vấn đề của các thị trường mới nổi”, cựu thủ tướng Anh Gordon Brown nhận định.
Tuy nhiên, ông lưu ý một một lĩnh vực cần được các chính phủ, nhất là tại châu Á, đặc biệt quan tâm. Đó là tại một thời điểm khi lãi suất của Mỹ đang tăng lên, cần phải ngăn chặn việc cho vay thương mại và công nghiệp nặng bởi các ngân hàng bóng tối. "Nó có thể phát sinh ở châu Á, vì số tiền cho vay thông sẽ qua hệ thống ngân hàng bóng tối".
Trong một thế giới kết nối với nhau luôn kèm theo một sự leo thang rủi ro. Chúng ta đã có một thập kỷ trì trệ và bây giờ chúng ta sắp có một thập kỷ bị tổn thương, ông Gordon Brown chia sẻ.
Cụm từ “ngân hàng trong bóng tối” (shadow banking) được dùng để chỉ những sản phẩm đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro, hoạt động cho vay tư nhân giữa các cá nhân, tiệm cầm đồ và hoạt động cho vay “cắt cổ” ở các thị trường mới nổi. Ngân hàng bóng tối cũng bao gồm những hoạt động cao cấp hơn như giao dịch phái sinh, các quỹ thị trường tiền tệ, cho vay chứng khoán và thỏa thuận mua lại giữa các định chế tài chính. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp