Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế giới đang đóng băng trước nguy cơ khủng hoảng

Kinh tế thế giới

09/05/2023 09:40

Liệu sẽ có một cuộc khủng hoảng toàn cầu vào năm 2023 hay không, điều này vẫn chưa chắc chắn, tuy nhiên, chính phủ và thể chế tài chính của các quốc gia hàng đầu đang nỗ lực hết sức để tránh điều đó.

Trang mạng của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế RIAC (russiancouncil.ru) số ra mới đây có bài viết cho biết, chu kỳ "mười năm" trong một thế kỷ rưỡi thực sự được bắt đầu bằng các cuộc khủng hoảng trong khoảng thời gian 9-11 năm.

Vào năm 2019, các nhà khoa học, chính phủ và doanh nghiệp bắt đầu chờ đợi một cuộc khủng hoảng (sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010). Cuộc khủng hoảng đó đã không diễn ra, và sau đó đột ngột xuất hiện trong một chu kỳ tăng trưởng dở dang do sự phong tỏa khó chịu của đại dịch COVID-19 vào năm 2020.

Những cú sốc liên tiếp

Cuộc khủng hoảng này đã gây ra một cuộc suy thoái sâu sắc trong lĩnh vực dịch vụ thay vì công nghiệp như bình thường, đặc biệt đánh vào tiêu dùng của người giàu (bảo tàng, nhà hàng, chuyến bay, du lịch).

Các cơ chế tài chính, các bộ tài chính và ngân hàng trung ương đột ngột làm tràn ngập nền kinh tế của hầu hết các quốc gia một dòng tiền giá rẻ. Thêm vào đó là một cuộc khủng hoảng với sự tăng trưởng không điển hình của giá cổ phiếu, tỷ lệ phá sản giảm vào năm 2020. Sự phục hồi bị lệch trong các lĩnh vực hàng hóa đã kéo nhu cầu về hàng hóa và giá cả vào mùa Hè năm 2021 tăng mạnh.

Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar và Mỹ, đồng thời bắt đầu đổ đến các thị trường có lợi hơn ở châu Á, một cú sốc giá năng lượng ở EU đã hình thành. Các biện pháp trừng phạt làm gia tăng sự lo ngại của thị trường và tạo ra sự hỗn loạn trong việc phân bổ lại dòng xuất khẩu khiến giá năng lượng không thể giảm vào mùa Xuân năm 2022 theo hình thức mà chúng ta đang thấy vào mùa Xuân năm 2023.

Thế giới đang đóng băng trước nguy cơ khủng hoảng - Ảnh 1.

Thế giới đang đóng băng trước nguy cơ khủng hoảng. Ảnh: THX/TTXVN

Đến mùa Thu, cơ chế lạm phát cao tồi tệ đã bị lãng quên từ những năm 1980 đã hình thành. Thực tế là vào những năm 1990 và 2000, nền kinh tế thế giới đã xoay sở để vượt qua đợt lạm phát cũ. Và bây giờ nó lại xuất hiện, giống như một loại bệnh truyền nhiễm từng bị chôn vùi. Tất cả những điều này đã diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang cạn kiệt sức lực để phục hồi sau COVID.

Trong quý IV/2022, đầu tư vào các nước phát triển giảm dần và đình trệ. Đây là lúc các cuộc tranh luận về cách để sống tiếp bắt đầu gia tăng: Kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất hay chờ đợi.

Do logic thông thường thì cần phải tiến hành "điều tiết" lãi suất, trong khi lý thuyết tiền tệ khuyên không nên trì hoãn, cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu tăng mạnh lãi suất cơ bản, đồng thời giảm lượng tài sản cung cấp cho các hệ thống tài chính.

Có vẻ như không ai đặc biệt nhớ đến mối đe dọa đối với hệ thống ngân hàng. Sau vài năm lạm phát và lãi suất thấp, hệ thống tài chính chìm trong "biển" trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp và tài sản của các ngân hàng, ví dụ điển hình là ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), và chi phí huy động vốn bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Và đến tháng 2/2023, tại Mỹ, sự sụp đổ liên tiếp của một vài ngân hàng và nguy cơ phá sản của nhiều ngân hàng khác đã trở thành một sự kiện.

Khó khăn của các ngân hàng cũng được bộc lộ từ tháng Ba, khi "những khó khăn tỉnh giấc". Tại đây, chính sách của Fed và ECB đã bộc lộ sự khác biệt. Fed duy trì lãi suất ở mức 5% và "bơm" 300 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống, còn ECB tăng lãi suất lên 3,5% và tiếp tục giảm tài sản của mình.

IMF bị kẹt giữa hai ngọn lửa và trong "Báo cáo về bền vững tài chính toàn cầu" được đưa ra hồi tháng 4/2023, thể chế tài chính này vẫn ủng hộ thông qua tuyên bố về sự cần thiết phải duy trì ổn định của hệ thống tài chính, nhưng vẫn tiếp tục giám sát lạm phát.

Bộ ba bất khả thi

Theo chuyên gia nổi tiếng Nouriel Roubini, người đã dự đoán cuộc khủng hoảng năm 2008. Bộ ba bất khả thi là các ngân hàng trung ương phải lựa chọn giữa sự ổn định của hệ thống ngân hàng (họ sẽ có tiền rẻ hơn) và lạm phát (nhiều tiền hơn), và cuộc khủng hoảng.

Giáo sư Roubini tin rằng các ngân hàng trung ương có khả năng thất bại trong việc điều động giữa lựa chọn thứ nhất và thứ hai, và sau đó là nguy cơ suy thoái và khủng hoảng nợ. Vì vậy, người đọc có thể chắc chắn rằng thế giới đã nhận thức được nguy cơ suy thoái và đang chứng kiến những bước ngoặt đầy rủi ro của các cơ quan tài chính thế giới với tăng trưởng thấp và lạm phát cao.

Sự đảo ngược các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh này đã bất ngờ đưa nền kinh tế toàn cầu - ba năm sau - trở lại gần như trước khi có các đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19.

Nhìn chung, đây là một bước phát triển chưa từng có và bất ngờ xét về mặt lịch sử và lý thuyết chu kỳ kinh doanh do Karl Marx và Clement Juglar đưa ra từ những năm 1860. Kể từ đó, bản thân nền kinh tế, công nghệ và tài chính đã thay đổi, khoa học kinh tế cũng thay đổi, đặc biệt là về chu kỳ kinh doanh.

Chu kỳ kinh doanh không bao giờ có tính định kỳ cứng nhắc - các cuộc khủng hoảng xảy ra trung bình cứ sau 9-11 năm, thậm chí đôi khi là một cú sốc nhỏ giữa các cuộc suy thoái lớn. Nhưng trong ba lĩnh vực nói trên, có vẻ như ai đó đã xoay đồng hồ kinh tế nhanh hơn gấp ba lần. Sự gia tăng rất ngắn và chu kỳ kéo dài ba năm.

Trong chu kỳ này, các khoản nợ của các quốc gia tăng mạnh, phân cấp xã hội, nhưng không có sự sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán. Tình hình hiện tại - tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng giá cao vào năm 2023 - có thể được gọi là lạm phát đình trệ, nhưng chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Sự năng động của Mỹ và Trung Quốc (và Ấn Độ), theo thông lệ, tốt hơn một chút so với ở Liên minh châu Âu (EU) và các thị trường mới nổi. Nga, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt, cũng không quá đứng ngoài bối cảnh chung.

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 2020 ở Italy, Tây Ban Nha và Pháp đến như một bất ngờ, nhưng điều này là do tác động của đại dịch đối với ngành du lịch. Suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Anh có vẻ mờ nhạt hơn so với tình hình kinh tế ở Đức, nơi đã phải gánh chịu nhiều chi phí năng lượng khác nhau.

Tất nhiên, EU nói chung đã trả quá cao cho việc nhập khẩu khí đốt. Tổng chi phí nhập khẩu khí đốt vào EU (không điều chỉnh khối lượng) lên tới 31 tỷ USD năm 2020, 80,5 tỷ USD năm 2021 và 290 tỷ USD năm 2022. Vì vậy, mặc dù không xảy ra khủng hoảng nguồn cung, nhưng giá phải trả quá đắt đỏ.

Nguy cơ khủng hoảng

Có những người khác bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện tại - các nước đang phát triển nghèo nhất, một số tầng lớp xã hội ở các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, việc vận chuyển khí đốt hóa lỏng khác với việc vận chuyển bằng đường ống ở chỗ khí đốt hoá lỏng làm tăng 25% lượng khí thải nhà kính cho cùng một khối lượng.

Rõ ràng, đã đến lúc phải thừa nhận chính sách khí hậu vào thời điểm này là "nạn nhân" phụ của tình hình bất ổn địa chính trị trong giai đoạn 2020-2022. Và khó có khả năng duy trì mức nóng lên toàn cầu trong phạm vi 1,5°С vào năm 2100 - đã đến lúc làm quen với ý tưởng +2°C và điều chỉnh cho phù hợp với các đặc điểm cụ thể của lục địa và quốc gia.

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững, với những hy vọng cụ thể là hướng tới một thế giới hợp lý hơn, rõ ràng cũng sẽ phải điều chỉnh và nêm tìm kiếm các cách thức phát triển thế giới khác thực tế hơn.

Liệu sẽ có một cuộc khủng hoảng toàn cầu vào năm 2023 hay không, điều này vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, IMF, Fed, ECB, chính phủ và các thể chế tài chính của các quốc gia hàng đầu đang nỗ lực hết sức để tránh điều đó.

Cho đến nay, hệ thống ngân hàng chưa xuất hiện cú sốc tiêu cực mạnh (như vụ phá sản của Lehman Brothers năm 2008), tức là nợ nần chồng chất và mất cân đối chưa tạo ra "ngòi nổ". Đây là một tin tốt, nhưng các yếu tố kích hoạt khủng hoảng, về cơ bản là không thể đoán trước được...

Kinh nghiệm đối phó với các cuộc khủng hoảng và đặc biệt là với lạm phát đình trệ ở các nước phát triển, khi lạm phát cao bén rễ trở lại, nói chung, đã là khá lâu trước đây. Dự báo cho 2023-2024 đưa ra vào tháng Tư là tích cực, suy thoái trên quy mô toàn cầu không lớn, nhưng tăng trưởng âm ở Mỹ và EU trong ít nhất một vài quý.

Đặt giả thuyết rằng các cơ quan quản lý tài chính trên khắp thế giới đang thử nghiệm, hành động "theo tình huống, phản ứng, trực quan và tương tác".

Việc các cơ quan quản lý trên toàn thế giới rơi vào tình thế khó khăn như vậy cho thấy những hạn chế cả về kiến thức của các nhà khoa học về cơ chế của nền kinh tế thế giới và khả năng quản lý nền kinh tế đó, đặc biệt là trong tình trạng tê liệt trong việc phối hợp hành động của các cơ quan quản lý các quốc gia trên thế giới.

Các quá trình phát triển của thế giới và quá trình của chu kỳ kinh doanh có thể trở nên khó quản lý hơn nhiều dưới những cú sốc mạnh liên tiếp không đồng nhất so với vài năm trước.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement