Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế “cửa trên” của Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ

Phân tích

05/11/2019 07:58

Trong ngày lễ Haloween, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã “chọc ghẹo”chứ không “cho kẹo” Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngày 31/10, Triều Tiên đã bắn 2 tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản. Đây là vụ thử vũ khí lần thứ 13 của Triều Tiên trong năm nay và là lần đầu tiên sau khi nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump nhằm tái khởi động các cuộc đàm phán với Triều Tiên thất bại trong lặng lẽ cách đây vài tuần.

Các cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai bên sau 8 tháng “im hơi lặng tiếng” đã thất bại chỉ sau 8,5 giờ đồng hồ ở Stockholm. Phái đoàn Triều Tiên đã tức giận rút khỏi đàm phán và sau đó Bình Nhưỡng cho biết họ sẽ không nối lại các cuộc đàm phán “kinh tởm” với Mỹ.

Điều này dường như khá bất ngờ bởi Trump đã tiến hành 3 cuộc họp với nhà lãnh đạo Triều Tiên và đã nhiều lần bày tỏ tự tin rằng Triều Tiên đang mong muốn giải trừ hạt nhân. Trên thực tế, Triều Tiên đang đặt ra mối đe dọa lớn hơn bao giờ hết. Họ tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa và đang thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn, đẩy các binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như người dân các nước này vào thế nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Thế “cửa trên” của Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ

Như vậy, chính sách ngoại giao đáng chú ý của Trump với Triều Tiên đã đi chệch hướng ra sao? Tổng thống Trump đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng trong khi đàm phán thỏa thuận: Ông đã đánh giá sai người ngồi đối diện. Ông cho rằng nhà lãnh đạo Kim tham gia đàm phán chủ yếu là bởi chính sách trừng phạt “gây sức ép tối đa” của Mỹ và lời cảnh báo trút “lửa và cơn thịnh nộ” của ông.

Ông tưởng rằng ông Kim đàm phán ở thế yếu và sẵn sàng đưa ra nhượng bộ lớn. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Kim, ông đang đàm phán với phía Mỹ ở thế mạnh. Công nghệ hạt nhân và tên lửa của ông đã đạt tới trình độ có thể sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân bắn tới lục địa Mỹ.

Ông Kim không cần phải tiến hành thêm các vụ thử mang tính khiêu khích và cho rằng Triều Tiên giờ đây ở vào vị thế cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân được cộng đồng quốc tế công nhận. Ông chưa bao giờ có ý định giải trừ hạt nhân.

Cho dù Triều Tiên sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân đi chăng nữa, chính quyền Trump sẽ vẫn tìm cách đạt được một thỏa thuận tạm thời để đóng băng hoặc thu hẹp chương trình vũ khí hạt nhân của ông Kim để đổi lấy việc gỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt.

Giới chuyên gia vẫn tranh cãi về việc liệu có đáng để gỡ bỏ trừng phạt cho Triều Tiên để đổi lấy các cam kết ngừng sản xuất nguyên liệu phân hạch và chấm dứt tất cả vụ thử hạt nhân và tên lửa (được kiểm chứng bởi các thanh sát viên quốc tế) hay không.

Tuy nhiên, ngay cả khi nếu một thỏa thuận mang tính hạn chế như vậy từng mang tính “khả thi”, thì giờ đây nó càng khó có thể xảy ra bởi ông Trump đã đặt kỳ vọng quá cao vào Kim khi nói rằng hai nhà lãnh đạo đang rất “tâm đầu ý hợp”, hạ thấp tính nghiêm trọng của các vụ thử tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên (vốn vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc), đơn phương hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn và sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton - người mà Triều Tiên coi là trở ngại chính ngăn cản Mỹ đưa ra nhượng bộ.

Trump đã thúc đẩy Kim tin rằng ông ta có thể đổi lấy việc gỡ bỏ trừng phạt từ phía Mỹ chỉ bằng một bước đi nhỏ mang tính biểu tượng, như tuyên bố đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon - một cơ sở quan trọng trong số nhiều cơ sở ở Triều Tiên. Ông Kim đã không thể hiện sự sẵn sàng công khai toàn bộ vũ khí trong chương trình hạt nhân của ông cũng như không cho phép các thanh sát viên quốc tế kiểm chứng các điều kiện tiên quyết để dẫn tới bất kỳ thỏa thuận nào.

Nguy cơ Trump gần như chắc chắn sẽ bị luận tội tại Quốc hội sẽ chỉ khiến Kim tự tin hơn. Kim hiểu rằng nhu cầu cấp bách của Trump giờ đây đó là đạt được một “chiến thắng” về chính sách đối ngoại để đánh lạc hướng dư luận khỏi các thất bại về chính trị của ông. Điều đó giúp lý giải “sự cứng đầu” của các nhà đàm phán Triều Tiên tại Stockholm, nơi họ đòi hỏi được gỡ bỏ trừng phạt đến mức tối đa để đổi lấy các nhượng bộ tối thiểu.

Thế “cửa trên” của Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ

Trong bối cảnh Kim đang cảm thấy tự tin hơn, Mỹ giờ đây chỉ còn 2 lựa chọn tồi: Hoặc phải gỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt cho Triều Tiên để gần như không đổi lại được gì, hoặc phải chứng kiến Bình Nhưỡng trở lại thử nghiệm các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) - hoặc tiến hành các hành vi khiêu khích ở cấp độ thấp hơn như thử nghiệm tên lửa tầm trung hướng ra phía Nhật Bản hoặc phóng vệ tinh - sau khi thời hạn chót mà Kim đặt ra để đạt được thỏa thuận với Trump vào cuối năm nay không thể được đáp ứng.

Ông Kim có thể đang tính toán rằng Mỹ khó có thể trở lại chính sách “lửa và cơn thịnh nộ” nếu xét tới những khó khăn trong nước và chiến dịch tái tranh cử của Trump cũng như thực tế rằng tất cả các nước khác trong khu vực đã thay đổi; Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc không hề mong muốn gia tăng căng thẳng với Triều Tiên.

Bởi Kim cảm nhận rằng ông đang đàm phán ở thế mạnh, nên bất kỳ thỏa thuận tạm thời nào mà ông ký kết sẽ không thu hẹp chương trình hạt nhân của ông và sẽ không được kiểm chứng.Kế hoạch của Triều Tiên đó là lảng tránh vấn đề: xuất hiện, đàm phán, phá bỏ đàm phán; và lặp lại nhiều lần cho đến khi Trump ra đi.

Và trong lúc Triều Tiên chơi ván bài này, họ đồng thời cải tiến và mở rộng các chương trình hạt nhân và tên lửa.Cách tiếp cận “không mạch lạc” của Trump với Triều Tiên khiến Mỹ không còn nhiều lựa chọn tốt. Trừ phi ông sẵn sàng đưa ra các nhượng bộ lớn, Triều Tiên có thể sẽ quay lại các hành vi khiêu khích trong năm tới. Mặc dù Trump khẳng định ông là bậc thầy của đàm phán, nhưng chắc chắn ông vẫn chưa thể hiện điều đó trong quan hệ với Kim Jong-un.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement