Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thanh niên Trung Quốc tìm kiếm 'lối sống chậm' ở nước ngoài

Lối sống

30/01/2024 20:28

Sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, mọi thứ đang chậm lại ở Trung Quốc, khiến nhiều người gặp khó khăn hơn trong cuộc sống. Giới trẻ Trung Quốc trên khắp thế giới đang chuyển sang du mục kỹ thuật số như một cách lựa chọn lối sống.
news

Những người trẻ "du mục kỹ thuật số"

Không bỏ phố về rừng, cũng chẳng phải du lịch ngắn ngày, những người trẻ này chọn lối sống du lịch kết hợp làm việc từ xa.

Tori Zhao, kỹ sư phần mềm đã nhận được lời mời làm việc được săn đón từ các công ty như ByteDance và cực kỳ bận rộn khi làm việc cho một công ty khởi nghiệp đang phát triển ở trung tâm công nghệ Bắc Kinh. Tuy nhiên, mọi thứ có vẻ không ổn như những gì người ta thấy trong cuộc sống đáng mơ ước của Zhao. 

"Tôi đã làm việc 996 giờ, mỗi ngày đều bị vắt kiệt sức trong công ty và không thể làm gì khác ngoài công việc", Zhao nói. 

"Lối sống 996" là một thuật ngữ dùng để biểu thị sự khắc nghiệt khi phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần đã trở thành hiện thực đối với nhiều thanh niên "cổ cồn trắng" Trung Quốc, đặc biệt là những người trong lĩnh vực đổi mới và liên quan đến công nghệ.

Không chỉ có Zhao, 76% số người Trung Quốc được hỏi ở độ tuổi dưới 23 được khảo sát trong một báo cáo việc làm gần đây cho biết họ sẵn sàng trở thành những người "du mục kỹ thuật số" (digital nomad) và không bị ràng buộc vào bất kỳ địa điểm nào.

Chỉ cần laptop và Internet, văn phòng làm việc có thể là quán cà phê, căn nhà thuê, từ biển lên rừng, từ vùng cao đến thành phố lớn ở bất cứ nơi nào muốn. Chưa có số liệu thống kê chính thức song xu hướng sống và làm việc du mục kỹ thuật số đang được không ít người trẻ thích thú, trải nghiệm.

Những "du mục" này sẽ ở mỗi nơi vài tháng rồi đi tiếp. Họ thường là freelancer (làm việc tự do) trong các lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, tư vấn, thiết kế, dạy học từ xa, thậm chí kinh doanh online.

Thanh niên Trung Quốc tìm kiếm 'lối sống chậm' ở nước ngoài- Ảnh 1.

Những người du mục kỹ thuật số Trung Quốc đăng bài về trải nghiệm làm việc của họ tại các bãi biển và quán cà phê trên khắp thế giới. Ảnh: Xiaohongshu

Tìm kiếm tự do

Năm 2019, Zhao quyết định nghỉ việc để đi làm tự do. Trong vài năm tiếp theo, Zhao đã có hàng loạt danh sách dự án và khách hàng có thể trao đổi và bàn giao kết quả qua mạng Internet. Cô dành thời gian du lịch khắp các thành phố, từ Hồng Kông đến các hòn đảo nhiệt đới như Bali, cũng như các thị trấn yên bình trên khắp vùng nông thôn Trung Quốc.

Cô coi việc từ chức của mình là một điều may mắn vì nhiều đồng nghiệp của cô đã mất việc trong thời kỳ đại dịch. Quan trọng hơn, Zhao đã có thể tránh được một số lệnh phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Khi đại dịch xảy ra, Zhao quay trở lại Trung Quốc để thăm gia đình và đánh dấu vào nhiều địa điểm khác trong danh sách mong muốn của mình, bao gồm cả TP.HCM. Theo Zhao, hầu hết những người du mục kỹ thuật số Trung Quốc mà cô biết đều là kỹ sư phần mềm.

Cô nói: "Khi tôi mới bắt đầu, hầu hết là nam giới, nhưng ngày càng có nhiều phụ nữ bắt kịp công việc này", cô nói và cho biết thêm rằng những người du mục kỹ thuật số mà cô gặp bao gồm các nhà văn, nhà báo, lập trình viên và những nhà sáng tạo khác.

Lối sống "trôi dạt"

Mo Zhou là một người tương đối mới với lối sống du mục kỹ thuật số. Trước đây Chu điều hành công ty truyền thông có trụ sở tại Thượng Hải, tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số của riêng mình ở Vancouver, mặc dù cô thường xuyên đi du lịch khắp nước Mỹ.

Chu thực hiện thay đổi lối sống vào năm 2021, khi cô bị cách ly khỏi Trung Quốc giữa đại dịch. Công ty có trụ sở tại Thượng Hải mà cô đang làm việc cho phép cô tiếp tục làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, sự khác biệt về múi giờ đã gây ra hậu quả.

Cô nói: "Tôi là người duy nhất làm việc từ xa từ một quốc gia khác. Tôi đã làm việc đó được một năm, nhưng tôi phải thức dậy lúc 9h tối ở Vancouver và thức đến 5h sáng mỗi ngày. Vì vậy, lịch trình của tôi bị đảo lộn, và tôi hầu như không nhìn thấy ánh sáng mặt trời nào. Cuối cùng tôi đã bỏ việc".

Không thể trở về Trung Quốc, cô thành lập công ty riêng của mình. Nó cho phép Chu làm việc từ xa với nhiều khách hàng khác nhau.

Việc điều hành công ty riêng của mình đã giúp Chu có thể làm việc theo nhiều cách khác nhau. Từ phát trực tiếp đến quảng cáo đánh giá sản phẩm và nghiên cứu tiếp thị liên quan đến Web3 cũng như các cải tiến khác, cô và đối tác kinh doanh của mình làm việc dựa trên cái mà họ gọi là "khía cạnh sáng tạo" của công nghệ.

Thanh niên Trung Quốc tìm kiếm 'lối sống chậm' ở nước ngoài- Ảnh 2.

Trong vài năm gần đây, lượng du mục kỹ thuật số tăng lên rất nhanh, thành một cao trào tại nhiều thành phố và cả thôn quê các nước Đông Nam Á.

Theo Robert Litchfield, giáo sư kinh doanh tại Đại học Washington và Jefferson, người có lĩnh vực nghiên cứu là sự sáng tạo, đổi mới và tương lai của công việc cho rằng đại dịch đã thúc đẩy chủ nghĩa du mục kỹ thuật số như một lựa chọn lối sống của giới trẻ Trung Quốc trên khắp thế giới. Litchfield cho biết những người làm việc toàn thời gian "bị vứt bỏ vào thế giới này".

"Mọi người không thích tất cả những thứ văn phòng gượng ép, tất cả văn hóa doanh nghiệp áp đảo và khó chịu, tất cả những kiểu quản lý vi mô hống hách. Tất cả đều thiếu linh hoạt không cần thiết", ông giải thích. "Đó là điều mà những người du mục kỹ thuật số đã từ bỏ nhiều năm trước, họ đã trải qua điều đó một cách điên cuồng". 

Vài người trẻ tìm lối thoát bằng cách rong ruổi khắp đất nước. Họ kiếm sống bằng đủ mọi cách trên hành trình không đích đến của mình.

Mùa Hè năm ngoái, Wei Ziyi rơi vào trạng thái sụp đổ. Đó dường như là bi kịch với chàng trai 26 tuổi sau nhiều năm phấn đấu để có cuộc sống của một người trung lưu. Anh đã từng là nhân viên marketing của một công ty công nghệ tại Thâm Quyến. Anh làm việc không mệt mỏi trong nhiều tháng để gây ấn tượng với sếp.

"Tôi chưa bao giờ nói không với bất kỳ nhiệm vụ nào. Tôi luôn là một trong những người có thành tích tốt nhất", Wei nói.

Nhưng sau đó, mọi thứ đột nhiên kết thúc. Nền kinh tế Trung Quốc chững lại sau nhiều tháng phong tỏa vì COVID-19. Ông chủ của Wei thực hiện một cơn lốc sa thải. Wei mất việc và chật vật tìm việc mới. Anh phải rời Thâm Quyến để đến một thành phố khác có mức sống rẻ hơn.

Nhưng một năm sau, Wei lại thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết khi theo đuổi lối sống "trôi dạt".

Wei sống trên một chiếc xe tải, chất đầy lều trại và loa. Hiện anh ấy kiếm sống bằng cách tổ chức các bữa tiệc ở những khu nghỉ mát nằm dọc các bờ biển Trung Quốc.

"Sau khi mất việc, tôi nhận ra ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở mức thu nhập hay công việc. Tôi bắt đầu nghĩ về các giá trị và mục tiêu của cuộc đời mình", anh nói.

Wei không hề đơn độc. Kiệt sức sau nhiều năm bị phong tỏa vì COVID-19 và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao ngất ngưởng, nhiều thanh niên Trung Quốc đang bỏ học và tái tạo bản thân thành "những kẻ trôi dạt," sống bằng đủ cách trong khi lang thang khắp đất nước không mục đích.

Đặc quyền hộ chiếu

Tori Zhao cho biết, những người lớn lên với các bậc cha mẹ thấu hiểu và cởi mở ở Trung Quốc sẽ có thời gian dễ dàng hơn để hòa nhập vào lối sống mới này.

Cha mẹ Zhao tương đối tự do và "không có nhiều phản ứng" với sự lựa chọn nghề nghiệp của cô ấy. "Tôi có rất nhiều tự do so với những thanh niên Trung Quốc khác", cô thừa nhận. 

Theo Litchfield, ngoài cái mà ông gọi là "lợi thế vốn con người", các đặc quyền về hộ chiếu và thị thực đóng một vai trò quan trọng trong việc giới trẻ Trung Quốc có thể tham gia vào lối sống này.

"Đối với nhiều người mà chúng tôi đã phỏng vấn, người chủ của họ đã nỗ lực cố gắng giữ chân họ khi họ cố gắng rời bỏ công việc toàn thời gian của mình. Đây là những nhân viên có giá trị cao, với lợi thế về vốn nhân lực hoặc kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết", ông nói.

Thanh niên Trung Quốc tìm kiếm 'lối sống chậm' ở nước ngoài- Ảnh 3.

Xu hướng sống và làm việc kiểu “du mục kỹ thuật số” lan rộng: Làm việc tự do trên nền tảng số, kiếm tiền được ở bất cứ nơi đâu.

"Nếu bạn đến từ một quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, bạn có thể đi bất cứ nơi nào bạn muốn… nhưng đối với những người đến từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể vấn đề còn tùy thuộc vào nơi họ đến", ông nói thêm.

Những cư dân Trung Quốc có hộ chiếu nước ngoài, chẳng hạn như Mo Chu, nhà sáng tạo kỹ thuật số, tin rằng mạng xã hội đã giúp thúc đẩy xu hướng này trở thành tâm điểm chú ý của nhiều thanh niên Trung Quốc.

"Nó cũng là một xu hướng sống và làm việc mới, để mọi người có thể cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống, và cho phép họ làm những điều họ muốn, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của mình", cô cười sảng khoái chia sẻ. 

Trong tương lai, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xu hướng này, nó sẽ kéo theo sự phát triển của những hình thức hợp tác làm việc và chia sẻ không gian sống chung khác. Cùng với đó, xu hướng này cũng sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của những lĩnh vực khác trong cuộc sống, ví dụ như sự xuất hiện của những loại hình dịch du lịch kết hợp làm việc, thay đổi xu hướng của thị trường lao động và cách thức vận hàng của những ngành nghề khác.

(Nguồn: Sixthtone)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement