Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thái Lan đầu tư hơn 45 tỷ USD để kết nối thương mại với Việt Nam, Lào và Campuchia

Vĩ mô

07/09/2018 09:10

Để kết nối thương mại với các nước thuộc bán đảo Đông Dương, Thái Lan thành lập hành lang kinh tế phía Đông với tổng vốn đầu tư trên 45 tỷ USD.

Hành lang kinh tế phía Đông của Thái Lan gồm các tỉnh Chaochengsao, Chonburi và Rayong, những tỉnh nằm ven hoạc gần vịnh Thái Lan. Hiện chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch phát triển một số dự án ở đây nhằm kết nối khu vực này với 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, vận tải hành khách và du lịch

Những dự án nhắm đến sự liên kết với Việt Nam bao gồm, dư án thành phố sân bay phía Đông có diện tích khoảng 1.040ha với sân bay quốc tế U Tapao chủ thể chính (sân bay này thuộc tỉnh Rayong). Sau khi hoàn thành, dự án này sẽ trở thành điểm trung chuyển hành khách từ các nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là du khách, hàng hoá...đến từ Việt Nam.

Một góc cảng nước sâu Leam Chabang.
Một góc cảng nước sâu Leam Chabang.

Hiện tại, có 16 hãng hàng không hoạt động tại sân bay này, mỗi ngày có tổng cộng 30 chuyến bay đến và đi. Trong năm 2017, sân bay này đón hớn 1,7 triệu lượt hành khách.

Theo kế hoạch phát triển, trong vòng 5 năm tới, sân bay U Tapao mỗi năm phải đón ít nhất 15 triệu hành khách; 30 triệu trong vòng 10 năm tới và 60 triệu trong vòng 15 năm tới.

Bên cạnh đó, sân bay này sẽ mở thêm nhiều tuyến bay đến Việt Nam, đặc biệt là Phú Quốc, TP. HCM và Nha Trang.

Dự án thứ 2 là cảng biển nước sâu Leam Chabang. Có diện tích khoảng 1.015ha, Leam Chabang là cảng lớn thứ ba ở Thái Lan và được Hiệp hội cảng của Mỹ xếp hạng thứ 21 về mức độ phồn vinh nhất thế giới.

Do nằm gần các nhà máy sản xuất xe hơn lớn, thế nên Leam Chabang được xem là một trong những điểm vận chuyển xe hơi lớn nhất khu vực. Năm 2017, có hơn 1 triệu chiếc xe hơi được vận chuyển đi từ cảng biển này (Leam Chabang phấn đấu đạt năng xuất vận chuyển khoảng 2-3 triệu chiếc vào năm 2019).

Mục tiêu của cảng Leam Chabang trong thời gian tới là sử dụng một phần của nó để đón du khách đến từ các cảnh Nha Trang, Sài Gòn, Phú Quốc của Việt Nam. Từ đây du khách có thể đi xe lửa về Bangkok hoặc đi máy bay đến các điểm du lịch khác như Chiang Mai, Phuket...

Việt Nam có lợi thế trong chiến lược phát triển giao thông của các nước tiểu vùng sông Mekong

Trả lời phóng viên tại Hội nghị phát triển về Logistics tiểu vùng sông Mekong diễn ra tại Thái Lan, ông Chalach Wongsanguang, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Vận tải các nước Tiểu vùng sông Mekong cho biết, Việt Nam có lợi thế trong chiến lược phát triển này do nằm ở trung tâm của các tuyến giao thương. Từ đây, hàng hoá có thể đi Myanmar, đi Bangkok hay Phnompenh đều dễ dàng hơn. Thế nên, nếu phát triển theo đúng lộ trình thì Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm trung chuyển hàng hoá quan trong trong chiến lược phát triển giao thông tiểu vùng sông Mekong.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement