Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thách thức ngưỡng 1.000 điểm

Chứng khoán

31/10/2022 08:35

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận kỷ lục buồn trong tuần qua khi trở thành chỉ số giảm mạnh nhất toàn cầu.

Dòng tiền co cụm

Nếu tính từ đầu năm đến nay, thị trường Việt Nam nằm trong Top 5 thị trường có mức giảm mạnh nhất trên thế giới và đứng đầu về mức giảm của các thị trường châu Á, giảm mạnh hơn cả thị trường Hồng Kông và Đài Loan.

Chỉ số VN-Index mất ngưỡng tâm lý 1.000 điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp đầu tuần qua và hàng trăm cổ phiếu giảm sàn cho thấy không có tác động từ yếu tố bên ngoài khi chứng khoán thế giới đang có nhịp phục hồi 2 tuần liên tiếp.

Trong tháng 9 và tháng 10, VN-Index chỉ có vẻn vẹn 1 tuần tăng điểm. Không chỉ chỉ số thị trường giảm, mà thanh khoản cũng sụt giảm khá nghiêm trọng, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong tháng 10/2022 chỉ đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tiếp tục giảm mạnh so với mức hơn 12.000 tỷ đồng trong tháng 9 và hơn 14.000 tỷ đồng trong tháng 8. Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến thanh khoản sụt giảm.

Trong tháng 9 và tháng 10, chỉ số VN-Index chỉ có vẻn vẹn 1 tuần tăng điểm. Giá trị giao dịch bình quân trong tháng 10/2022 chỉ đạt hơn 9.000 tỷ đồng/phiên.

Ông Nguyễn Vũ Long, Quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT chia sẻ, bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, từ lạm phát, suy thoái kinh tế cho tới xung đột địa chính trị…

Mặc dù được xem là điểm sáng của châu Á về tăng trưởng kinh tế trong 2 năm vừa qua nhưng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chịu tác động chung và khó khăn là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh những rủi ro vĩ mô chung của thế giới thì thị trường chứng khoán trong nước còn chịu tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường trái phiếu bị ách tắc làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực gọi vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn nhiễu loạn thông tin, kết hợp với tâm lý bi quan của nhà đầu tư càng đẩy thị trường xấu hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, dòng tiền là yếu tố ảnh hưởng tiên quyết đến diễn biến thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh thanh khoản chung của thị trường tài chính bị tác động thì mức độ ảnh hưởng của dòng tiền lên thị trường chứng khoán thường lớn hơn. Xuất phát từ tính thanh khoản tốt của cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ rút vốn ra từ kênh này.

Tâm lý “bán lấy được” càng làm cho thị trường đi xuống. Do việc huy động vốn đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết cũng có xu hướng tìm nguồn vốn thông qua kênh cầm cố cổ phiếu tại các công ty chứng khoán bằng cách vay margin. Đó là lý do vì sao thị trường giảm mạnh nhưng dư nợ margin tăng trong quý III/2022.

“Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực như lò xo bị nén, nhưng nén đến bao lâu để có thể bật trở lại thì rất khó trả lời, bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ chính sách điều hành vĩ mô, ổn định lãi suất, tỷ giá… Và quan trọng, yếu tố tâm lý đang chi phối rất lớn trên thị trường hiện nay”, ông Tuấn nhận xét.

Theo nhà đầu tư này, ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 980 - 990 điểm của chỉ số VN-Index vẫn khá cứng ở thời điểm hiện tại, nhưng không loại trừ khả năng thị trường có thể bị xuyên thủng vùng này nếu có những tin tức gây bất ổn tâm lý nhà đầu tư.

Thách thức ngưỡng 1.000 điểm - Ảnh 2.

Biểu đồ VN-Index trong vòng 1 thán qua.

Băn khoăn giữa dòng

Khi VN-Index về vùng 1.200 - 1.300 điểm sau nhịp điều chỉnh mạnh trong tháng 4/2022, những nhận định cho rằng chỉ số sẽ thủng ngưỡng 1.000 điểm đều bị thị trường “ném đá”. Nhưng nay, khi ngưỡng 1.000 điểm đã bị xuyên thủng, trên nhiều diễn đàn đầu tư, có không ít ý kiến cho rằng, chỉ số có thể tiếp tục bị “đạp” về vùng 800 điểm, thậm chí thấp hơn… 

Khi phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều trong tình trạng thua lỗ, thị trường trái phiếu cũng gặp nhiều khó khăn và nền kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tâm lý bán tháo có thể bị kích hoạt bất kỳ khi nào.

Nhà đầu tư Phạm Văn Khoa chia sẻ quan điểm, nhìn một cách tổng thể, xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn vận động theo hướng tiêu cực, chỉ số có thể đan xen các phiên hồi phục trong quá trình tìm đáy nhưng với việc dòng tiền đang ngày một suy yếu và chưa nhận thấy điểm cân bằng.

“Nhà đầu tư trong tình trạng bán thì vừa lỗ vừa lo sợ mất hàng vì đã giá đã điều chỉnh sâu, trong khi giữ thì không biết liệu cổ phiếu có tiếp tục rơi. Trong khi các chuyên gia nhận định thị trường đã rẻ, đã chạm đáy nhưng đáy sau lại sâu hơn đáy trước. Do vậy, với những nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt cũng băn khoăn, chờ thị trường điều chỉnh thêm mới vào…”, ông Khoa nói.

“Mua gom tích luỹ các cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu đầu ngành các nhóm ngành mà thị giá đang giảm sâu là chiến lược phù hợp”, “kiên trì đợi thị trường qua giai đoạn điều chỉnh khó khăn - phòng thủ danh mục thận trọng”, là hai khuyến nghị khá phổ biến từ giới chuyên gia phân tích dành cho nhà đầu tư lúc này. Dù điểm gặp nhau của các chuyên gia là triển vọng hồi phục của thị trường trong dài hạn, nhưng quan điểm dự báo thị trường ngắn hạn dường như có mâu thuẫn.

Thách thức ngưỡng 1.000 điểm - Ảnh 3.

Knh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, tâm lý bán tháo có thể bị kích hoạt bất kỳ khi nào.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc Môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, đối với nhà đầu tư trading lướt sóng thì nên lọc những cổ phiếu còn dòng tiền vào và quan sát các cổ phiếu đã hoàn tất các mẫu hình tạo đáy.

Đối với nhà đầu tư giá trị, có thể chọn lọc những cổ phiếu vẫn giữ được kết quả kinh doanh tốt, không bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát, tỷ giá, không có nợ vay nhiều..., tuy nhiên việc mua sẽ là giải ngân từng phần theo từng ngưỡng kỹ thuật.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) lại cho rằng, trong giai đoạn thị trường “gấu” thì điều nhà đầu tư cần tuân thủ và phòng thủ tốt nhất vẫn là tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ quyết liệt và nhanh nhất để bảo vệ tài sản tránh thiệt hại nhiều nhất có thể.

Nhà đầu tư có thể dựa vào tín hiệu chung của tâm lý thị trường và cả phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm lướt sóng kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Thị trường đang trong xu hướng giảm giá dài hạn, thường thì trong xu hướng này chỉ có khoảng 5 - 10% số cổ phiếu có khả năng ngược dòng, do vậy, xác suất chọn đúng hàng trong giai đoạn này là rất thấp.

HOÀNG MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement