Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tẩy chay thịt heo giá cao

Tiêu dùng thông minh

07/06/2017 03:39

Đã đến lúc người tiêu dùng phải đứng về phía người chăn nuôi, thực hiện quyền năng tẩy chay những doanh nghiệp bán thịt heo giá cao…

Cuộc giải cứu thịt heo đã diễn ra hơn tháng nay. Vẫn chưa khả quan, đàn heo còn quá nhiều, giá vẫn thấp và người nuôi vẫn lỗ nặng.

Ngoài nguyên nhân cung vượt cầu, xuất khẩu sang Trung Quốc còn ách tắc, giá thịt heo tại các đô thị lớn, nhất là TPHCM, vẫn còn quá cao nên khó đẩy cầu lên. Điều đáng nói, cho đến giờ, TPHCM vẫn giữ quan điểm “bao cấp” giá thịt heo cho một vài doanh nghiệp phân phối theo quan điểm “bình ổn giá”!

Có thể khẳng định, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi heo coi như phá sản. Dọc các con đường nông thôn, ngày càng xuất hiện thêm nhiều điểm bán thịt heo “3kg giá 100.000 đồng” của chính những người chăn nuôi tự tay giết mổ hòng vớt vát lại chút vốn.

Sau một thời gian giữ giá quá cao, trước thực tế nhiều đơn vị tham gia giải cứu heo, giảm giá sâu, nay Vissan cũng công bố giảm giá 30-42%, dẫu vậy, giá vẫn còn quá cao so với công ty An Hạ.

Bán đúng giá trị thực

Sáng thứ bảy (3/6), tại hai điểm là cửa hàng số 308B-308C Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TPHCM và chợ phiên nông sản – nhà hàng Đông Hồ,195 – 197 Cao Thắng nối dài, quận 10, TPHCM, công ty An Hạ, doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở TPHCM quyết định bán thịt heo thấp hơn thị trường trung bình 20.000 – 40.000 đồng/kg. Người tiêu dùng có thể tới hai địa điểm này mua thịt heo với giá quanh ngưỡng 35.000 – 60.000 đồng/kg, thấp hơn thịt heo Vissan trong hệ thống Co.opmart, các cửa hàng và chợ truyền thống từ 20.000 – 40.000 đồng/kg.

Ngoài An Hạ, chương trình “Hỗ trợ hộ chăn nuôi – Trợ giá người tiêu dùng” do Trung ương hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và DSF Việt Nam tổ chức, bán thịt heo ở mức giá 35.000 đồng/kg. Nguồn thịt heo này được lấy từ C.P. Theo lãnh đạo DSF, các điểm bán ở TPHCM chính thức mở cửa từ ngày 13/6. Mức giá trên áp dụng cho người tiêu dùng mua 1/4 con heo (từ 18 – 20kg). Còn giá bán lẻ chừng 40.000 đồng/kg. Hành động hy sinh lợi nhuận, bán thịt heo giá rẻ thúc đẩy tiêu dùng ở Đồng Nai và TPHCM tuy cùng chung mục đích “giải cứu heo”, nhưng nếu như hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai mở hàng loạt các điểm bán đã được cả hệ thống chính quyền hỗ trợ, còn TPHCM lại có quan điểm ngược lại: không ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, giám đốc An Hạ, tâm sự: “Nhiều ngày qua, tôi bị người chăn nuôi ở Đồng Nai trách, vì trước đó một tháng có hứa với hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai hỗ trợ giết mổ và mặt bằng để hiệp hội bán thịt heo giảm giá ở TPHCM, giống như Đồng Nai”. Theo bà, An Hạ không giúp được dân nuôi heo Đồng Nai là vì: “bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh” với các nhà kinh doanh thịt heo tại TPHCM như Vissan, Satra, Co.opmart, Sagrifood…

Cũng theo lời bà Thắm, sau nhiều lần không thể liên hệ với các cơ quan chức năng, An Hạ quyết định “làm liều”, bán trước tính sau. Ngày đầu tiên, An Hạ bán hơn mười con heo, các ngày tiếp theo số lượng tăng đáng kể. “Tôi khẳng định giá thịt heo mà An Hạ bán là hoàn toàn đúng giá trị thực. Bán giá này chúng tôi vẫn có lời”, bà Thắm nói.

Doanh nghiệp bình ổn lời hay lỗ?

Thực tế, những lo ngại “đụng chạm” mà bà Thắm nêu ra là có lý do. Trước đó, trong cuộc họp giữa sở Công thương, sở Tài chính, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, cùng đại diện một số doanh nghiệp phân phối, thương nhân hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn với tỉnh Đồng Nai về việc liên kết tiêu thụ thịt heo, bà Nguyễn Huỳnh Trang, phó giám đốc sở Công thương TPHCM, đã thẳng thừng từ chối đề nghị mở thêm điểm bán thịt heo giảm giá của Đồng Nai, vì cho rằng TPHCM đã có hơn 1.000 điểm bán hàng bình ổn, hơn 7.000 điểm bán thịt heo. Bà Trang còn cho rằng nếu mở thêm điểm bán thì ai sẽ bán, có bảo đảm an toàn thực phẩm và các quy định về kinh doanh mặt hàng này không…

Cho đến hôm nay giá heo hơi vẫn còn ở mức đáy, 20.000 – 25.0000 đồng/kg, nhưng TPHCM vẫn ưu tiên giữ giá bình ổn ở mức cao. Người tiêu dùng vẫn phải mua thịt heo “bình ổn” ở các điểm bán với mức giá từ 68.000 – 100.000 đồng/kg. Như vậy, chính sách bảo hộ giá TPHCM đang áp dụng không những làm “méo mó thị trường” mà còn che chắn cho một số doanh nghiệp nhà nước như Satra, Vissan, Sagrifood, Co.opmart… tăng thêm lợi nhuận. Trong khi đó, bà Thắm khẳng định, với giá bán trung bình 35.000 – 40.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, An Hạ vẫn lời 100.000 đồng/con dù mua giá heo hơi tại trại là 27.000 đồng/kg, cao hơn thị trường từ 2.000 – 5.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tổng giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An từng cho rằng giá thịt heo mà công ty đang áp dụng hiện nay (đã giảm 10%) có mức lãi ít, “phải hy sinh lợi nhuận” do phải gánh hàng loạt chi phí như quản lý bán hàng (17%), hao hụt làm lạnh (2%), chi phí hàng trả về (3,5%), truy xuất nguồn gốc (0,5%), hao hụt bán hàng (2%), VAT (5%)… Theo ông An, tổng chi phí phát sinh của thịt heo Vissan lên đến 25%, lãi khoảng 3,3%, tương đương 1.760 đồng/kg thịt heo! Nói vậy nhưng không phải vậy. Lợi nhuận sau thuế của Vissan trong quý 1/2017 gần 48 tỉ đồng, tăng 16% so với quý 1/2016 “là do giá heo hơi đầu vào giảm mạnh, đây cũng là nguyên nhân chính giúp giá vốn giảm 6%”.

Sau một thời gian giữ giá quá cao, trước thực tế nhiều đơn vị tham gia giải cứu heo, giảm giá sâu, nay Vissan cũng công bố giảm giá 30-42%, dẫu vậy, giá vẫn còn quá cao so với công ty An Hạ.

Đã đến lúc người tiêu dùng phải đứng về phía người chăn nuôi, thực hiện quyền năng tẩy chay những doanh nghiệp bán thịt heo giá cao…

BẢO ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement