Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tàu robot hút rác nhựa từ Việt Nam sang Malaysia

Chính sách - Hạ tầng

20/06/2022 15:01

Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có một "thành viên công nghệ cao" mới xuất hiện: một chiếc thuyền robot có chức năng nhặt các chai nhựa, giấy gói và các loại rác khác có nguy cơ tràn ra Thái Bình Dương.

Con tàu robot này tham gia vào một đội tàu thủ công tự tạo sóng từ Malaysia đến Indonesia, do tổ chức phi lợi nhuận Ocean Cleanup đóng. Chi phí sản xuất từ các nguồn tài trợ bao gồm ban nhạc rock Coldplay của Anh, hãng đồ uống khổng lồ Coca-Cola và nhà sản xuất ô tô Kia của Hàn Quốc. Họ cho biết, sau này sẽ sử dụng nhựa thu hồi từ biển để sản xuất, cũng như tặng phương tiện điều khiển bằng điện cho tổ chức.

Tàu bán tự trị của Ocean Cleanup, còn được gọi là Interceptors, sử dụng năng lượng mặt trời và hút rác ở các tuyến đường thủy như sông Klang của Malaysia và cống Cengkareng của Indonesia.

Tàu robot hút rác nhựa từ Việt Nam sang Malaysia - Ảnh 1.

Một chiếc tàu "Interceptor" chở rác ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, nguồn cung cấp nhựa đại dương hàng đầu thế giới.

Một thanh chắn dài cuốn rác đến miệng thuyền, sau đó, từ nơi đó, rác thải được chuyển lên băng chuyền. Một máy tính trên bo mạch đảm bảo các loại rác được phân bổ đồng đều trên 6 thùng, với hệ thống cảm biến cho biết khi nào những thùng này đầy.

Công nghệ tiên tiến của dự án cùng với nguồn tài trợ khủng đã tạo ra một tiếng vang lớn. Nhưng, với mức giá khoảng nửa triệu euro mỗi chiếc, liệu những chiếc thuyền có thực sự là vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến làm sạch các tuyến đường thủy trên thế giới?

Lonneke Holierhoek, giám đốc khoa học và hoạt động của tổ chức Ocean Cleanup, mô tả chúng là "biện pháp cuối cùng", một giải pháp tạm thời cho đến khi chất thải được cắt giảm thông qua cơ sở hạ tầng tốt hơn, tái chế và tiêu thụ ít hơn.

Bà ấy nói trong một cuộc phỏng vấn video gần đây: “Chúng ta không thể là những người làm sạch các con sông và đại dương cho đến vĩnh cửu".

Tàu robot hút rác nhựa từ Việt Nam sang Malaysia - Ảnh 2.

Rác thải nhựa nằm rải rác trên bãi biển Việt Nam trong bức ảnh năm 2018. Các nhà bảo vệ môi trường từ lâu đã nhấn mạnh chất thải như một mối đe dọa lớn đối với các đại dương trên thế giớ.

Tuy nhiên, nhóm hành động vì môi trường Break Free From Plastic, tổ chức tính các nhãn hiệu trên thùng rác được thu gom, cho biết trong một báo cáo năm 2021 rằng nhà tài trợ lớn nhất của Ocean Cleanup, Coca-Cola, "đã giữ vị trí hàng đầu, là công ty gây ô nhiễm hàng đầu thế giới trong năm thứ tư". Nó cũng chỉ trích các công ty bao gồm PepsiCo, Unilever và Nestle, cảnh báo chống lại các doanh nghiệp lớn sử dụng các dự án xanh để tạo ra lớp vỏ mỏng manh về hành động vì môi trường.

Tháng trước, nhóm này đã đánh dấu Việt Nam là một trong bốn quốc gia gây ô nhiễm đại dương bằng nhựa hàng đầu thế giới, phần lớn là nguyên do là các quốc gia giàu có  "vận chuyển" rác thải của họ đến châu Á.

Những vỏ chai, đặc biệt là của Coca-Cola thường xuyên nằm trong số những rác thải bị tàu robot hút lên. Công ty đang tài trợ cho một đội thuyền để làm sạch 15 con sông và cho biết họ đang nhắm mục tiêu đến 100% bao bì có thể tái chế vào năm 2025. Họ nói với Nikkei Asia rằng: "Chúng tôi đang suy nghĩ lại về cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng", kế hoạch ban đầu của họ là 1 trong 4 loại đồ uống của hãng này sẽ được đóng trong các thùng chứa có thể tái sử dụng hoặc có thể  đổi trả lại vào năm 2030.

"Chúng tôi yêu cầu các bên liên quan bên ngoài thách thức chúng tôi khi chúng tôi đi chệch hướng đối với những mục tiêu này," họ nói. "Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giúp giải quyết vấn đề rác thải bao bì nhựa trên toàn cầu và đây là trọng tâm kinh doanh quan trọng của chúng tôi."

Chiếc tàu "dọn rác" sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm vào khoảng tháng 9 trên sông Cứu Long, 1 trong 15 con sông ở Việt Nam. Người dân địa phương đề xuất những thay đổi như lót lưới cho thùng chứa rác của nó để giúp việc loại bỏ rác dễ dàng hơn. Ocean Cleanup cho biết họ sẽ đưa khuyến nghị này tới Malaysia.

Các nhà bảo vệ môi trường từ lâu đã cố gắng chỉ ra tai họa của rác thải nhựa đổ ra sông và biển, với một số ý kiến cho rằng việc tiêu thụ quá mức trong những thập kỷ tới có thể để lại nhiều nhựa trong các đại dương hơn là các loài cá.

Đối với các công ty có hành động giả vờ thực hiện hoặc ủng hộ các dự án hướng tới môi trường xanh không chỉ đơn thuần là một vấn đề về công tác quan hệ công chúng. Ví dụ, ông chủ của DWS của Deutsche Bank đã từ chức sau một cuộc truy quét của cảnh sát đối với các tuyên bố về việc quét vôi xanh, tờ Financial Times đưa tin.

Ocean Cleanup cho biết các đối tác của họ không thể chỉ viết séc để tẩy rửa hình ảnh của họ. “Chúng tôi cần đảm bảo và xác minh đó không phải là trò mà họ bày ra để tẩy trắng cho thương hiệu của mình”, Bà Holierhoek nói.

"Chúng tôi cần mọi người đóng góp thực sự, cam kết thực sự để thay đổi bản thân", bà tiếp tục và nói thêm rằng các đối tác của công ty phải đặt "chân đế" hoặc làm việc trực tiếp với tổ chức.

Bà ấy kêu gọi một "giải pháp ngược dòng". Điều này có nghĩa là ngành công nghiệp sản xuất ra ít nhựa hơn, thay vào đó chuyển sang các vật liệu phân hủy sinh học.

Và đối với các đối tác như ngôi sao nhạc pop Coldplay thì sẽ có hành động giúp đỡ như thế nào?

"Nghe thú vị, đúng không?" Holierhoek cười đáp.

Bà cho biết, sau khi trả tiền cho một chiếc Interceptor, các nhạc sĩ sẽ quảng bá sứ mệnh cuối cùng của tổ chức là loại bỏ 90% lượng nhựa trên đại dương trên thế giới. Như lời nhạc của một trong những bản hit mà nhóm trình bày: Đây có thể là thiên đường.

(Nguồn: Nikkei Asia)

THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement