Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Cơ hội giao thương

24/03/2023 18:52

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 (VBF) mới đây, Chủ tịch AmCham Việt Nam đã đưa ra một loạt khuyến nghị chính sách mà Việt Nam cần tiếp tục cải cách để thu hút đầu tư nước ngoài.

"Hoa Kỳ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam"

Trong cuộc làm việc với phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức… Việt Nam cũng đã xác định, bên cạnh các đột phá là thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực, thì khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người chính là "chìa khóa" để có thể "đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên" trong sân chơi toàn cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã bày tỏ mong muốn, các nhà đầu tư Hoa Kỳ, với thế mạnh của mình, sẽ đầu tư và hỗ trợ Việt Nam nâng cấp nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh việc đánh giá cao các khoản đầu tư mở rộng của các nhà đầu tư truyền thống, ví dụ việc Coca-Cola mới khởi công dự án 136 triệu USD ở Long An, thì Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp từ Hoa Kỳ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư, như năng lượng xanh, bao gồm cả năng lượng của tương lai là hydro xanh, kinh tế số, y tế, chip bán dẫn…

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đặc biệt là Boeing đầu tư để biến Việt Nam trở thành một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng của ngành hàng không thế giới. Hay với quỹ đầu tư KRR, đang quản lý danh mục hơn 500 tỷ USD và đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam, có thể quan tâm hơn đến việc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, bởi hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, việc đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế, dự kiến thành lập tại TP.HCM, là điều được Bộ trưởng rất quan tâm.

Đặc biệt, điều mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong chờ, đó là "Hoa Kỳ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam".

Trên thực tế, tính đến nay, với tổng vốn đăng ký khoảng 13 tỷ USD, Hoa Kỳ đang xếp thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Dù còn một khoản vốn không nhỏ nữa được Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua nước thứ ba, nhưng vẫn thua xa con số trên 81 tỷ USD của Hàn Quốc, 72 tỷ USD của Singapore, và trên 69 tỷ USD của Nhật Bản.

"Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam và luôn mong muốn tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam", ông Ted Osius đã nói như vậy.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ làm ăn ổn định, lâu dài tại Việt Nam

Sự xuất hiện của đoàn hơn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ lần này chính là lời khẳng định cho mối quan tâm đó, nhất là khi Việt Nam đang là tâm điểm của sự dịch chuyển vốn đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng quan trọng là làm sao để các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ sớm hiện thực hóa việc đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam - Ảnh 2.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC Ted Osius. Ảnh: Quochoi.vn.

Rất nhiều lý do được đưa ra. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 (VBF) mới đây, Chủ tịch AmCham Việt Nam đã đưa ra một loạt khuyến nghị chính sách mà Việt Nam cần tiếp tục cải cách để thu hút đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, cần có cơ chế thuế phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, hay lộ trình xóa bỏ hạn mức lãi suất 0% với tiền gửi bằng USD, tinh giản quy trình nhập cảnh…

Theo Chủ tịch AmCham Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng lo gánh nặng hành chính ngày càng tăng; lo quy trình, thủ tục pháp lý còn chưa nhất quán, đặc biệt liên quan đến định nghĩa thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thế nào là công ty trong nước...

Những điều này đang cản trở dòng vốn từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Nếu được gỡ bỏ, vốn từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ thông suốt hơn.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Tại Kỳ họp thứ 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Hiện Quốc hội cũng đang chuẩn bị sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Căn cước công dân...

Các luật này đóng vai trò nền tảng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Cùng với đó, tháng 9/2023, Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, trong đó sẽ tập trung thảo luận về chủ đề chuyển đổi số.

Chính phủ Việt Nam cũng đang thúc đẩy xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý phục vụ phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; quản lý sản phẩm trí tuệ nhân tạo, quản lý sản phẩm và dịch vụ công nghệ số trọng yếu; bảo đảm phát triển sản phẩm công nghệ số trong nước; dữ liệu số; trung tâm tính toán hiệu năng cao; kinh doanh xuyên biên giới...

Chủ tịch Quốc hội mong USABC tiếp tục đóng góp ý kiến cho Quốc hội Việt Nam trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về chuyển đổi số.

Về chuyển đổi năng lượng, chia sẻ các hoạt động của Việt Nam trong triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP 26, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh hai vấn đề then chốt là tài chính xanh và công nghệ.

Về y tế, dược phẩm, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ nhiều kiến nghị, đề xuất của USABC và các doanh nghiệp đã được Việt Nam nghiên cứu và cụ thể hóa trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 vừa qua, đặc biệt là các quy định về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, về các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước...

Quốc hội Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu, trong đó, đặt yêu cầu gắt gao đối với việc rà soát, hoàn thiện các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch các hoạt động này, theo TPO.

Về sửa đổi Luật Dược, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đang chuẩn bị cho ý kiến về dự luật này, nhưng khi chưa sửa đổi Luật, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 80 về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement