Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tăng trưởng tín dụng quý 1 thấp nhất trong vòng 3 năm qua

Ngân hàng

31/03/2023 17:31

Mặc dù hoạt động cho vay của các ngân hàng đã trở lại bình thường từ đầu năm, tăng trưởng tín dụng quý 1 chỉ đạt 2,06%, là mức tăng thấp nhất ba năm gần đây.

Chiều 31/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1. Tại cuộc họp, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 2,06% so với cuối năm 2022 và tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022.

Mức tăng trưởng tín dụng kể trên đồng nghĩa với việc các ngân hàng đã giải ngân cho vay ròng ra nền kinh tế hơn 245.600 tỷ đồng trong ba tháng gần nhất, tương đương bình quân gần 81.900 tỷ đồng/tháng.

Tăng trưởng tín dụng quý 1 thấp nhất trong vòng 3 năm qua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nếu so với quý 1/2022, mức tăng trưởng tín dụng trong quý đầu năm nay đã giảm hơn một nửa.

Đáng chú ý, mức tăng trưởng tín dụng thấp kể trên diễn ra trong bối cảnh NHNN đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho các ngân hàng thương mại năm 2022, các nhà băng cũng cho biết các hoạt động cho vay đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thực tế vẫn thấp hơn kỳ vọng, cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế trong quý 1 không quá cao, theo Zing.

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng thấp ghi nhận trong quý 1 có nhiều nguyên nhân tác động cả chủ quan và khách quan.

Cụ thể, trong quý 1, các biến động của thị trường trong nước và thế giới đã tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn tới nhu cầu vốn tín dụng của một số doanh nghiệp, lĩnh vực chững lại. Bên cạnh đó, tín dụng tăng thấp quý vừa qua cũng có yếu tố khách quan vì đây là giai đoạn đầu năm, nên một số dự án, hoạt động đầu tư bị gián đoạn bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

"Thông thường tăng trưởng tín dụng đầu năm đều thấp hơn so với các quý khác, nhưng mức tăng trưởng không đạt kỳ vọng trong quý 1 cũng là yếu tố để đánh giá những khó khăn của các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế hiện nay", ông Tú cho biết và nhấn mạnh tăng trưởng tín dụng hiện tại không bị ảnh hưởng bởi room tín dụng mà chủ yếu đến từ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.

Đánh giá về những biến động trên thị trường tiền tệ thế giới, Phó thống đốc cho biết xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ và các nền kinh tế lớn tiếp tục tác động đến chính sách tiền tệ Việt Nam quý 1. Bên cạnh đó, những khó khăn của các nền kinh tế có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam, một số ngân hàng của Mỹ phá sản… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách điều hành vĩ mô.

Dưới các tác động này, NHNN vẫn duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung kiểm soát lạm phát, tỷ giá.

Về lãi suất, định hướng từ đầu năm của NHNN là khuyến khích các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí để có nguồn lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Trong quý 1, các ngân hàng thương mại đã tích cực giảm lãi suất đối với cả tiền gửi và tiền vay.

Nói về tăng trưởng tín dụng năm nay sau tình hình kém khả quan trong quý 1, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Maybank Investment Bank nhận định "Doanh nghiệp và người dân đang cạn tiền".

Đối với doanh nghiệp, nền lãi suất cao suốt thời gian qua đã đẩy chi phí vốn lên cao, khiến họ phải thu vén các nguồn tiền. Trong khi đó, kênh huy động trái phiếu và cổ phiếu đều không khả quan. Chưa kể, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến hạn thanh toán, hoặc buộc phải mua lại trước hạn theo yêu cầu của trái chủ. Tất cả những lý do nói trên khiến doanh nghiệp không còn dư dả để gửi tiền vào ngân hàng, theo Markettimes.

Đối với người dân, những rắc rối từ trái phiếu doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến dòng tiền của cá nhân. Tình hình bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi gia đình. "Chắc chắn nhiều người đang phải rút tiền tiết kiệm ra để dùng", ông Thành chia sẻ quan điểm.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng đang giảm mất "động lực" để gửi tiền tại ngân hàng Việt Nam khi lãi suất đồng USD vẫn được duy trì 0%, trong khi Mỹ và các quốc gia khác đã không ngừng tăng lãi suất trong thời gian qua. "Lãi suất càng tăng, họ càng có thêm động lực để rút tiền về. Nhất là trong điều kiện chờ đợi cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này", ông Thành nhận định.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement