Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ khoảng 2%

Quản trị

07/09/2020 00:44

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói năm 2020, tăng trưởng GDP ước khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết dự kiến trong 12 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 vẫn có 5 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra.

Chính phủ nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, có cơ chế, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu. Đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Trong điều kiện khó lường của đại dịch COVID-19, ước tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Ảnh: VNE
Trong điều kiện khó lường của đại dịch COVID-19, ước tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Ảnh: VNE

Chính phủ nhất quán nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép" phòng chống đại dịch COVID-19, đồng thời tranh thủ cơ hội phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2020. Ước tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh rất khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo tăng trưởng âm.

2020 là năm về đích của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch COVID-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường, khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021.

Do vậy, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 là rất khó khăn, các nước đối tác lớn suy thoái, dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn, và khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, phải cần khoảng 2-4 năm tùy thuộc mức độ tác động.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đưa ra dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7%, với mục tiêu tổng quát là tập trung khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất dự kiến xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng về số lượng chỉ tiêu so với các năm trước của giai đoạn 2016-2020 (khoảng 12 chỉ tiêu), để bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch hàng năm và Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025), tạo thuận lợi và gắn kết việc đánh giá kế hoạch hằng năm với đánh giá giữa kỳ và 5 năm.

Trong báo cáo về thị trường cận biên (Frontier Market) tại châu Á công bố trong tháng 8, HSBC đã đưa ra nhiều lý do lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020.

HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020, và là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương. Dự báo cho năm 2021, HSBC cho rằng tăng trưởng của Việt Nam có khả năng đạt 8,5%.

Một số định chế tài chính lớn cũng đưa ra nhận định nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2-3% trong năm 2020.

Năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, và là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Năm 2018, tăng trưởng đạt 7,08%.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement