12/08/2017 04:30
Tâm sự đau đáu của người mẹ già lo con trai lại đi theo vết xe tội lỗi
Từ nhỏ, cậu con trai đã ham chơi, hút chích và hai lần vào tù ra tội. Nghe con trai hứa sẽ tu chí làm ăn, nuôi con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già,người mẹ 67 tuổi ấy chẳng tin. Bà chỉ nghe rồi ậm ừ, nhưng không thôi lo lắng về việc con trai mình sẽ tiếp tục trượt dài trên con đường tội lỗi.
Người mẹ ấy là bà T.T.H. (67 tuổi, xã Trung lập Hạ, huyện Củ Chi, TP.HCM). Con trai bà năm nay đã bước sang tuổi 34. Anh ta vừa mãn hạn tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Từ ngày đón con trai từ trại giam trở về, bà H. luôn canh cánh một nỗi lo, con mình lại một lần nữa phạm tội, lại đi tù, bà lại phải thui thủi nuôi đứa cháu nội vừa mới lên5 tuổi…
Cậu con trai duy nhất nghiện ngập, liên tụcvào tù ra khám
Bà H. là giáo viên nghỉ hưu. Chồng mất sớm, bà chỉ có cậu con trai duy nhất nhưng ham chơi, hút chích, vào tù ra khám. Học đến lớp 11, anh ta giấu mẹ nghỉ học theo nhóm bạn xấu sử dụng ma túy.
Anh ta bắt mẹ đưa tiền đi mua thuốc sử dụng, không được thì đập phá đồ đạc, lén mang đồ đạc trong nhà đi bán. Không muốn con trượt dài trên con đường nghiện ngập, bàphải nhờ chính quyền đưa con trai vào trại cai nghiện. Nhưng hết lần này đến lần khác, cai xong anh ta lại tái nghiện.
Năm 2016, anh ta bị nhiễm HIV và bị bắt vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Thụán xong, về sống với gia đình được mấy tháng, anh ta lại tiếp tục đi theo con đường cũ, lại bị bắt, lại tù tội cũng vì liên quan đến ma túy.
Con dâu bà cũngđi tù cũng vì liên quan đến ma túy. Bà H. phải một mình nuôi cháu nội từ lúc bé 6 tháng tuổi.
Con ra tù, mẹ vừa mừng vừa lo
Tháng 9/2016, con trai bà H. mãn hạn tù. Đón con trai từ trại giam trở về người mẹ ấy vừa mừng, vừa lo. Bà mừng vì được đoàn tụ cùng con trai và mỗi tháng không phải tay xách đồ, tay bế cháu vào trại giam thăm con trai. Bà lo vì không biết rồi đây con trai mình sẽ ra sao, có tu chí làm ăn hay lại đi theo vết xe đổ của con đường cũ.
Từ ngày ra tù, con trai bà H. không kiếm được việc làm ổn định. Lúc thì đi làm hồ, lúc đi bốc vác, có khi lại đi cạo mủ cao su.
"Tôi có đăng ký cho nó đi học nghề từ đầu năm rồi mà người ta bảo phải chờ. Đến nay, tôi chẳng thấy người ta gọi cho nó đi học.
Tôi lo lắm, nó không có việc làm ổn định, cứ đi làm nay một công việc, mai một công việc rồi lại nản. Nó có hứa với mẹ là sẽ tu chí làm ăn, gắng làm kiếm tiền để lo cho con gái, để tôi không còn vất vả nữa.
Nó nói, tôi chỉ nghe vậy chứ không dám hy vọng nhiều. Đã mấy lần nó hứa rồi nhưng chẳng làm được. Giờ tôi cứ sợ nó lại đi theo con đường cũ, hút chích rồi lại vào tù”, bà H. tâm sự.
Bà ray rứt: “Nó như vậy cũng do tôiquá nuông chiều con từ nhỏ. Tôi cũng chẳng hiểu vì sao nữa, tôi từng dạy bao nhiêu đứa học trò, đứa nào cũng ngoan, cũng thành đạt, có đứa nó hư nhưng nghe tôi khuyên bảo, giờ nó đã biết tu chí làm ăn.
Có đứa tưởng như không thể thoát ra được những việc làm sai trái của mình, nhưng tôi khuyên nó, giờ nó đã hoàn lương, lập gia đình, làm kinh tế ngon lành. Vậy mà thằng con tôi, nó chẳng bao giờ nghe lời mẹ, lúc nào nó cũng làm mẹ buồn. Có những lúc tôi nghĩ, sao mình lại sinh nó ra”.
Thế nhưng, những hy vọng, niềm khát khao của bà như không trọn vẹn. Lúc nào bà H. cũng sống trong lo sợ, con mình sẽ lại phạm tội, sẽ phải đi tù, bà sẽ rơi vào đau khổ một lần nữa.
“Nói thật, khi nó đi tù dù vắng con, nhớ con, phải vất vả đi thăm cực khổ nhưng trong lòng mình thoải mái. Nó ở nhà, phá hết cái này đến cái khác, nói không nghe, bao nhiêu tài sản trong nhà từ từ ra đi, tôi vừa khổ tâm, lạivừa nơm nớp lo không biết nó có trở lại con đường cũ hay không.
Tôi chỉ mong rằng, mình sẽ sống được 80 tuổi để lo cho cháu nội tròn 18 tuổi là được rồi”, người mẹ ấy buồn rầu.
Giờbàchỉ mong rằng, người con trai biếtnghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về tương lai của đứacon gái nhỏ mà tu chí làm ăn, tránh xa con đường tội lỗi, làm những việc có ích, để bà có thể đón nhận niềm vui tuổi cuối đời.
Advertisement
Advertisement