Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao các nhà sản xuất vẫn chưa thể dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc

Kinh tế thế giới

24/06/2023 07:43

Với những thách thức địa chính trị hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng đang diễn ra ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng, đã có nhiều cuộc thảo luận về việc chuyển hoạt động sản xuất toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.

Bất chấp quan hệ căng thẳng và một loạt vấn đề kinh tết chính trị, dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy tổng thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng lên 690,6 tỉ USD vào năm 2022, vượt qua mức kỷ lục từng được ghi nhận vào năm 2018 (659 tỉ USD).  Điều này cho thấy người tiêu dùng và các công ty ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có mối liên hệ sâu sắc. 

Động thái này củng cố vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu. Mặc dù các công ty toàn cầu từng không ít lần nhắc tới kế hoạch chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhưng cho đến nay phần lớn các dự định vẫn chưa thành hiện thực. 

Thuế quan và chiến tranh thương mại

Sự trỗi dậy ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra nhiều thách thức địa chính trị, từ các cáo buộc gián điệp, ăn cắp tài sản trí tuệ cho đến các hoạt động thương mại không công bằng, dẫn đến một cuộc chiến thương mại liên tục leo thang giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Vào năm 2018, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã viện dẫn Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 để áp dụng thuế quan đối với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Từ đó, các công ty toàn cầu phải chịu áp lực lớn và tìm cách chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các điểm đến khác chẳng hạn như Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ.

Tại sao các nhà sản xuất vẫn chưa thể dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc  - Ảnh 1.

Một công nhân kiểm tra máy móc tại một nhà máy dệt ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, phía Đông Trung Quốc. Ảnh: Caixin

Sau khi đại dịch Covid-19 gây ra sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đã có những lời kêu gọi đưa hoạt động sản xuất trở lại gần quê hương hơn chẳng hạn như xây dựng các nhà máy ở Mexico cho thị trường Mỹ, hay thậm chí là chuyển việc sản xuất về địa phương. 

Tuy nhiên, bất chấp những áp lực tài chính và chính trị đáng kể này, nhưng rất nhiều công ty vẫn không có ý định hoặc chần chừ trong việc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc bởi chính hệ sinh thái sản xuất chặt chẽ của quốc gia này. 

Theo dữ liệu bí mật từ một số công ty sản xuất được đặt tại Trung Quốc, chi phí lao động tại đây tuy đắt đỏ hơn lao động ở các nền kinh tế mới nổi khác như Bangladesh nhưng năng suất lao động lại cao hơn. Nên khi muốn dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, thì vẫn còn phải xem xét đến cả hai yếu tố này. 

Thực tế sản xuất tại Trung Quốc

Joseph Eiger, giám đốc điều hành của một công ty chuyên tìm nguồn cung ứng toàn cầu cho hoạt động sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, nhấn mạnh vào trình độ tay nghề của công nhân và một hệ sinh thái toàn diện của Trung Quốc. 

Trung Quốc từ lâu đã triển khai một chiến lược để đảm bảo toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng sản xuất được đặt ở cùng một khu vực địa lý và đã làm chủ từng bước của quy trình.

Lấy ví dụ về sản xuất áo hoodie. Nó không chỉ là về các loại vải cần thiết để cắt và may thành áo hoodie. Eiger giải thích đó còn là về các chi tiết trang trí, thuốc nhuộm, khóa kéo, dây buộc và các bộ phận cần thiết khác cần thiết để lắp ráp sản phẩm. Trung Quốc thậm chí còn nhập khẩu và xử lý phần lớn len và bông của thế giới, bao gồm một lượng đáng kể bông do Mỹ trồng, chiếm khoảng 35% tổng số thế giới.

Bông được xử lý, làm thành vải, nhuộm và may thành quần áo và các sản phẩm khác. Sau đó, chúng được xuất khẩu trên toàn cầu, bao gồm cả trở lại Mỹ dưới dạng thành phẩm. Toàn bộ hệ sinh thái dệt may để sản xuất được đặt tại Trung Quốc. 

Tại sao các nhà sản xuất vẫn chưa thể dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc  - Ảnh 2.

Các công ty dệt may Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Ảnh: Chinadaily.

Hầu hết bất cứ một thành phần sản xuất nào mà doanh nghiệp cần đều có thể được tìm thấy ở Trung Quốc. Và việc tìm kiếm là khá dễ dàng bởi trong văn hóa kinh doanh của Trung Quốc luôn nhấn mạnh việc kết nối các đối tác với nhau. 

Nếu một nhà bán lẻ ở Mỹ hoặc Canada muốn chuyển hoạt động sản xuất hàng dệt may ra khỏi Trung Quốc, họ sẽ phải chuyển toàn bộ hệ sinh thái theo đó. Hoặc sẽ cần tìm nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết ở các quốc gia diễn ra quá trình sản xuất cuối cùng, ví dụ như Bangladesh. 

Tuy nhiên, nhiều quốc gia hiện mới chỉ là địa điểm tốt ở quy mô nhỏ cho các sản phẩm cụ thể, nhưng chưa quốc gia nào khác có thể xử lý khối lượng hoặc nhiều loại hàng hóa như tại Trung Quốc.

Các ngành công nghiệp sản xuất của châu Á vẫn tiếp tục tập trung ở Trung Quốc, và nước này vẫn duy trì vị thế là trung tâm của hệ thống kinh tế khu vực.

Đây là thách thức đối với phần còn lại của khu vực. Sẽ có rất ít quốc gia có thể tái tạo mô hình thành công hoặc tiệm cận với những lợi thế tự nhiên của Trung Quốc. Và điều này sẽ có những hậu quả kinh tế và địa chính trị sâu sắc.

Trong những năm tới, khi các lĩnh vực sản xuất ở các nước châu Á khác nổi lên và phát triển hệ sinh thái của riêng họ, cơ hội kinh tế để chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng sẽ tăng lên. Nhưng hiện tại, chừng nào hệ sinh thái cho sản xuất hàng hóa vẫn còn ở Trung Quốc, thì nước này vẫn chiếm thị phần đáng kể trong sản xuất cảu thế giới. 

(Nguồn: Asiatimes)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement