Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao các công ty dầu khí quốc tế rời bỏ Trung Quốc?

Quản trị

28/01/2021 11:56

Hạn chế về cơ sở hạ tầng và địa hình địa lý phức tạp đã khiến các công ty dầu khí quốc tế dần rời bỏ Trung Quốc.

Trung Quốc đang đặt cược vào việc phát triển các nguồn khí đá phiến của mình, được thúc đẩy bởi nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng cao và nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng.

Các tập đoàn dầu khí nhà nước đã và đang đầu tư mạnh vào phát triển khí đá phiến ở các tỉnh trọng điểm, và đã thực sự thúc đẩy sản xuất khí đá phiến trong những năm gần đây.   

Mặc dù Trung Quốc được đánh giá là có nhiều tài nguyên khí đá phiến, thậm chí còn cao hơn cả Hoa Kỳ, nhưng sự bùng nổ về khí đá phiến của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu. Đáng tiếc, sự bùng nổ rất có thể sẽ kết thúc vào giữa thập kỷ này, vì việc phát triển khí đá phiến ở Trung Quốc khó hơn và đắt hơn ở Mỹ.  

Không giống như Mỹ, Trung Quốc đang trợ cấp cho việc phát triển khí đốt tự nhiên. Gần đây, nước này đã mở rộng trợ cấp cho tất cả các hoạt động sản xuất không thông thường cho đến năm 2023. 

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty lớn về dầu khí của nhà nước, như PetroChina và Sinopec, thúc đẩy đáng kể sản lượng khí đốt tự nhiên của họ. Vì Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường an ninh năng lượng của mình trong bối cảnh nhu cầu khí đốt tự nhiên gia tăng. 

khai-thac-dau-khi.jpg
Trung Quốc khó có thể đạt được sự bùng nổ trong lĩnh vực đá phiến giống như Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Việc phát triển tài nguyên khí đá phiến ở Trung Quốc khó khăn hơn nhiều so với Mỹ, vì địa lý phức tạp hơn và thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ ở các vùng núi xa xôi, nơi có phần lớn tài nguyên đá phiến của Trung Quốc. Việc khoan khí từ đá phiến ở Trung Quốc đòi hỏi phải có các giếng sâu hơn, quá trình nứt vỡ cũng rất phức tạp do địa hình núi non và các hạn chế về địa chất. 

Tuy nhiên, các công ty lớn của nhà nước Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy sản xuất khí đốt tự nhiên thông thường và khác thường trong những năm gần đây. Sản lượng khí đá phiến đã tăng ở mức hai con số trong vài năm qua, đặc biệt là do các tập đoàn quốc gia đẩy mạnh phát triển theo chỉ thị của chính phủ. 

Sản lượng khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc tăng hàng năm 13,7% vào tháng 12/2020 và tăng 9,8% vào cả năm 2020, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. 

Vào tháng 11, Sinopec đã báo cáo sản lượng khí đá phiến hàng ngày cao nhất từ ​​trước đến nay của Trung Quốc, ở mức 20,62 triệu mét khối, tại mỏ khí đá phiến Fuling ở tỉnh Tứ Xuyên. Đầu năm nay, công ty cũng đã hoàn thành xây dựng giai đoạn đầu tiên của mỏ khí đá phiến Weirong ở cùng tỉnh. 

Về phần mình, PetroChina có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng khí đốt tự nhiên từ các hoạt động khai thác đá phiến ở Tứ Xuyên trong 5 năm tới. 

Tuy nhiên, sau giữa thập kỷ này, sự bùng nổ đá phiến của Trung Quốc có thể chậm lại, do địa lý đầy thách thức đòi hỏi những đột phá công nghệ lớn để khai thác các nguồn tài nguyên sâu trong lòng đất, các nhà phân tích nói với Reuters. 

Để thúc đẩy sản xuất hơn nữa, Trung Quốc đang tìm cách thu hút đầu tư vào phát triển khí đá phiến, bằng cách nới lỏng các hạn chế đối với các thực thể nước ngoài và trợ cấp chi phí.  

Tuy nhiên, các công ty dầu khí quốc tế đã từ bỏ hoạt động khai thác đá phiến ở Trung Quốc từ những năm trước. Năm 2019, BP trở thành công ty quốc tế mới nhất từ bỏ hoạt động khoan khí đá phiến ở Trung Quốc, vì kết quả khoan thăm dò kém.

Bình luận về sự ra đi của BP, Xianhui Zhang, nhà phân tích nghiên cứu thượng nguồn khu vực Đông Á của Wood Mackenzie, cho biết vào thời điểm đó: "Chúng tôi hiểu rằng, cả hoạt động kém hiệu quả và điều kiện mặt đất đầy thách thức đều góp phần vào quyết định của BP". 

Chính quyền Trung Quốc quyết tâm đạt được các mục tiêu trong kế hoạch phát triển 5 năm, vì vậy sự hỗ trợ của chính phủ đối với đá phiến của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp tăng trưởng sản xuất. 

Nhưng trong một vài năm nữa, ngay cả những công ty lớn do nhà nước kiểm soát cũng có thể nhận thấy rằng, đầu tư vào khí đốt thông thường đáng giá hơn việc đổ tiền vào phát triển đá phiến, vốn tốn kém hơn để duy trì và khó mở rộng quy mô hơn. 

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement