Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tài sản ngoại hối của Trung Quốc có thể 'về 0' nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt

Kinh tế thế giới

08/04/2022 07:30

Mỹ có thể nhắm đến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nếu muốn trừng phạt Bắc Kinh vì giúp đỡ Moscow. Trung Quốc buộc phải đầu tư vào tài sản nước ngoài vì có thặng dư thương mại lớn, và nước này có ít lựa chọn ngoài trái phiếu Mỹ.

Các đòn trừng phạt của Mỹ lên Nga vì cuộc tấn công Ukraine khiến Trung Quốc thấy lo sợ vì nước này sở hữu lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết Trung Quốc không còn lựa chọn khả dĩ nào khác để đầu tư kho dự trữ ngoại hối.

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 7/4 cho biết trên đây là cảnh báo của cựu Cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yu Yongding. Cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Wang Yongli cũng chia sẻ về tác động tiềm tàng của lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với đầu tư của Trung Quốc vào chứng khoán nước ngoài cùng với hậu quả nếu Bắc Kinh giúp Moscow né tránh lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

untitled.png
Dự trữ ngoại hối quốc gia của Trung Quốc chủ yếu là những loại tiền tệ của các nước phát triển như đồng USD và euro. Ảnh: Reuters

Ông Yu, nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, đăng trên blog tuần trước: “Nếu Trung Quốc cũng gặp phải các lệnh trừng phạt tương tự như đã giáng vào Nga, tài sản ở nước ngoài của chúng ta có nguy cơ biến thành số 0”.

Sau khi lính Nga tràn vào Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã tung hàng loạt biện pháp cấm vận, bao gồm loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga cũng bị đóng băng, khiến đồng ruble lao dốc nặng nề.

GS tài chính Michael Pettis, Trường ĐH Bắc Kinh, bình luận: "Bằng cách tiến hành các biện pháp trừng phạt, Washington đã chỉ ra rằng quyền kiểm soát đối với hệ thống thanh toán toàn cầu mang lại cho họ quyền lực to lớn. Các nước như Trung Quốc, Iran, Nga và Venezuela rất quan tâm đến việc thực thi quyền lực này hiện có động lực lớn hơn nhằm nắm giữ một thứ gì khác ngoài đồng USD".

Theo tờ SCMP, Trung Quốc, nơi được mệnh danh là công xưởng của thế giới, đã tích lũy thu nhập nước ngoài từ xuất khẩu của mình kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Năm 2021, thặng dư thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới tăng 29% so với năm trước lên 676,4 tỷ USD – cao nhất từ trước đến nay.

Tuy Trung Quốc không tiết lộ nơi cất giữ nguồn thu từ thương mại, nhưng một phần lớn trong số tiền đó được dùng để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Tháng 1/2022, Trung Quốc nắm giữ 1.060 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ chỉ sau Nhật Bản.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết tính đến tháng 1 năm nay, Trung Quốc nắm giữ 1,06 ngàn tỉ USD trong kho bạc Mỹ, biến nước này trở thành chủ sở hữu lớn thứ hai sau Nhật Bản. Trong khi đó, trái phiếu chính phủ Mỹ chiếm khoảng 1/3 giá trị trữ lượng ngoại hối chung của Trung Quốc, đạt mức 3,22 ngàn tỉ USD vào tháng 1 năm nay, theo Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc.

Dự trữ ngoại hối quốc gia của Trung Quốc chủ yếu là những loại tiền tệ của các nước phát triển như đồng USD và euro. Chúng chủ yếu được lưu trữ ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Do vậy, nếu quan hệ với Mỹ và châu Âu rạn nứt, trữ lượng ngoại hối của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Trung Quốc từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và tuyên bố sẽ duy trì hợp tác thương mại và kinh tế với hai nước.

Nguồn tin trong ngành ngoại giao của SCMP ở Bắc Kinh cho biết Trung Quốc lo lắng về “hậu quả” mà Mỹ đe dọa, đồng thời không rõ mối liên hệ kinh tế nào với Nga sẽ kích hoạt lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Vị này cho hay: “Ranh giới đỏ là buôn bán vũ khí. Mỹ đang chơi trò chơi của sự mơ hồ. Họ tin rằng châu Âu có thể không đồng ý trừng phạt Trung Quốc”.

Trung Quốc đã giảm bớt nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ kể từ năm 2015, nhưng chưa tìm được sự thay thế tương tự. Đầu tư vào chứng khoán euro và trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng không phải lựa chọn tốt.

Theo giáo sư Pettis: “Châu Âu cần mua tài sản nước ngoài và sẽ không thích hệ quả của việc quá nhiều tiền chảy khỏi USD sang euro. Bởi điều này sẽ làm tăng giá trị của euro và khiến các nước châu Âu khó mà đạt được thặng dư tài khoản vãng lai. Giống Trung Quốc, châu Âu buộc phải đạt thặng dư tài khoản vãng lai vì nhu cầu nội bộ quá yếu”.

“Nhật Bản cũng dựa vào thặng dư tài khoản vãng lai để hấp thụ nhu cầu trong nước và chúng tôi đã thấy trước đây, nếu bạn mua quá nhiều yên, người Nhật sẽ tức giận, vì vậy bạn thực sự không thể làm được điều đó”.

Mặc dù các nước đang phát triển sẽ hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc, nhưng mức độ rủi ro như vậy được coi là quá rủi ro, Pettis nói, và điều tương tự cũng áp dụng đối với vàng và các hàng hóa khác, vì tài sản dự trữ nên được đầu tư tương đối ổn định trong thời gian hỗn loạn.

Cả ông Yu và ông Wang đều cho rằng Bắc Kinh cần tính tới biện pháp đối phó nếu Mỹ và châu Âu trừng phạt các khoản đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Ông Wang khuyến khích Trung Quốc tiếp tục mở cửa nền kinh tế và tài chính với thế giới, hình thành “sự hội nhập lợi ích mạnh mẽ hơn hiện nay”. Ông nói Mỹ và châu Âu “không có đủ khả năng” trừng phạt Trung Quốc nặng nề như Nga hay Triều Tiên.

“Rất khó để Mỹ tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc, và việc đóng băng hoặc thậm chí tịch thu tài sản dự trữ của Trung Quốc chỉ có thể là kết quả điên rồ cực kỳ khó xảy ra”.

(Nguồn: SCMP)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement