06/09/2023 07:31
S&P 500 ít thay đổi khi các nhà đầu tư thoát phiên thua lỗ
Hợp đồng tương lai S&P 500 gần như không thay đổi vào tối 5/9 khi Phố Wall nhìn xa hơn phiên thua lỗ đánh dấu sự khởi đầu của tuần giao dịch rút ngắn kỳ nghỉ lễ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/9, chỉ số Dow Jones mất 195.74 điểm (tương đương 0.56%) còn 34,641.97 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0.42% xuống 4,496.83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.08% xuống 14,020.95 điểm.
Giá dầu nhảy vọt sau khi Ả-rập Xê-út và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung tự nguyện. Hợp đồng dầu WTI tương lai tăng hơn 1% và tích tắc vượt mức 87 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2022.
Thông tin này đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu năng lượng, với lĩnh vực năng lượng thuộc S&P 500 tiến 0.5%. Cổ phiếu Halliburton và Occidental Petroleum đều tăng hơn 2%, còn cổ phiếu EOG Resources cộng 1.8%. Đà tăng giá dầu đã gây áp lực lên các cổ phiếu hàng không và du lịch, với cổ phiếu American Airlines, United Airlines, Delta Air Lines và Carnival đều giảm hơn 2%.
Lợi suất trái phiếu cũng tăng, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến các tài sản rủi ro. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cộng 9 điểm cơ bản lên 4.27%.
Keith Lerner, Đồng Giám đốc đầu tư tại Truist Advisory Services, nhận định: "Nếu gái dầu tăng thì điều đó có thể gây ra lạm phát".
Một lĩnh vực khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bao gồm nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Chỉ số S&P Small Cap 600 sụt gần 3%, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2023. Chỉ số S&P Midcap 400 mất 2.3% và chỉ số Russell 2000 giảm 2.1%.
Vào cuối tuần nghỉ lễ dài ngày, Goldman Sachs đã hạ dự báo tỷ lệ suy thoái xuống 15% và dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không nâng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào cuối tháng này.
Mặc dù đây có thể được xem là một tin tốt đối với thị trường, nhà đầu tư vẫn đối mặt với hiệu ứng theo mùa trong tháng 9, theo lịch sử là tháng có hoạt động kém nhất đối với thị trường chứng khoán.
Chắc chắn, một số chỉ báo kỹ thuật đã mang lại hy vọng cho nhà đầu tư trong những ngày gần đây. Trong dấu hiệu của đà tăng ngắn hạn tích cực, các chỉ số chính đã vượt mức bình quân động 50 ngày vào tuần trước.
Chứng khoán châu Á giảm khi giá dầu tăng vọt
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương trái chiều sau khi Ả Rập Saudi và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện đến cuối năm.
Ả Rập Saudi sẽ gia hạn cắt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 12, trong khi Nga sẽ giảm xuất khẩu dầu 300.000 thùng mỗi ngày.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn ổn định ở mức 90,04 USD/thùng, lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 90 USD kể từ tháng 11.
Hợp đồng tương lai dầu thô trung cấp West Texas của Mỹ giao dịch ở mức gần 86,87 USD/thùng, cũng là mức cao nhất trong 10 tháng.
Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 lơ lửng ngay dưới đường phẳng, trước số liệu tổng sản phẩm quốc nội quý hai của đất nước.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,32%, trong khi Topix tăng 0,41%. Riêng Kospi của Hàn Quốc giảm 0,18%, nhưng Kosdaq lại tăng 0,12%.
Chỉ số Hang Seng tương lai của Hồng Kông đứng ở mức 18.439, cho thấy mức mở cửa yếu hơn so với mức đóng cửa của HSI là 18.456,91.
(Nguồn: CNBC)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp