Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Singapore đột phá trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu

Nóng trong ngày

29/06/2023 08:42

Đại học Quốc gia Singapore vươn lên vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2024, trở thành trường châu Á lần đầu lọt vào top 10. Trong khi đó, các trường học ở Trung Quốc xuống thấp hơn trong khảo sát với các quy tắc chặt chẽ vì dịch COVID-19.

QS ranking - Quacquarelli Symonds là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới. QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới.

Đại học Quốc gia Singapore (NUS) tăng 3 bậc và lọt vào top 10 Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS (Quacquarelli Symonds) 2024.

Đây là bảng xếp hạng vốn do các trường đại học Mỹ và Vương quốc Anh thống trị.

Dựa trên kết quả việc làm của sinh viên tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Singapore xếp thứ 7.

Ngoài Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore duy trì vị trí trong top 30 của Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS mới nhất.

Singapore đột phá trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu - Ảnh 1.

Top 10 trường đại học ở châu Á (cột đầu tiên) và thứ hạng của các trường đó trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS năm 2024 (mới nhất) và 2023. Cùng với đó là top 10 trường đại học hàng đầu thế giới (cột 5) cùng với thứ hạng năm 2024 và 2023. Ảnh: QS University Rankings 2024

Simon Marginson, giáo sư giáo dục đại học tại Đại học Oxford, cho biết: "Nguồn tài trợ ở Singapore rất mạnh cho giáo dục đại học và khoa học, được củng cố bởi thực tế rằng Singapore là một vùng đất nhỏ rất giàu có.

Nhưng "chỉ tiền thôi chưa đủ", Giáo sư Marginson nói, nêu ví dụ về Saudi Arabia. “Họ đang dồn tiền vào lĩnh vực đại học nhưng không thể đạt kết quả như Singapore vì chính sách không mạnh bằng và khả năng thu hút nhân tài không tốt”.

Các trường đại học Nhật Bản tụt hạng theo loạt chỉ số mới của QS. Thành tích chung của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi phương pháp mới của QS, phương pháp này ít chú ý đến danh tiếng học thuật hơn và đưa ra các thước đo mới về tính bền vững, kết quả công việc và mạng lưới nghiên cứu quốc tế.

Một khía cạnh của phương pháp mới dẫn đến kết quả tồi tệ hơn ở các trường đại học Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là tỷ lệ giảng viên đối với sinh viên bị giảm tầm quan trọng.

Hầu hết các trường đại học Trung Quốc, bao gồm Thanh Hoa và Bắc Đại, đều giảm nhẹ thứ hạng khi áp theo các chỉ số mới và "những thách thức trong quá trình quốc tế hóa".

Quy định Covid-19 mà Trung Quốc áp đặt cho đến cuối năm ngoái dẫn đến số lượng sinh viên và giảng viên nước ngoài ít hơn, đồng thời sinh viên tốt nghiệp đối mặt với thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.

Các trường đại học Nhật Bản cũng gặp khó khăn trong việc thu hút sinh viên quốc tế và đạt kết quả kém trong chỉ số mạng lưới nghiên cứu quốc tế mới.

Trong khi các trường đại học Trung Quốc bị chỉ trích nhẹ trong bảng xếp hạng QS, thì trong Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á do đối tác cũ là Times Higher Education công bố vào tuần trước, điểm tổng thể trung bình của các trường trường đại học Trung Quốc đã tăng trong năm thứ 5 liên tiếp.

Hai vị trí đứng đầu trong Bảng xếp hạng Đại học Châu Á được duy trì bởi Thanh Hoa và Bắc Đại của Trung Quốc, Đại học Quốc gia Singapore giữ vị trí thứ ba.

Marginson cho biết: "Ngân khố Nhật Bản đã khóa chặt các lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục đại học liên tiếp trong ba năm. Nhưng một quyết định tăng cường tài trợ cho học thuật của Nhật Bản vào năm 2021 đã làm dấy lên hy vọng về sự cải thiện, và chắc chắn trong 10 năm nữa Nhật Bản sẽ mạnh mẽ trở lại".

(Nguồn: Nikkei Asia)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement