Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sharp và Kyocera tính dời việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Thái Lan

Phân tích

30/05/2019 10:29

Sharp và Kyocera, đang cân nhắc về việc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, với lo ngại bị "liên lụy" bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Nikkei Asia, Sharp đang xem xét di dời việc sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc vì các sản phẩm vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi các mối đe dọa thuế quan mới nhất của Washington, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sharp, ông Tai Jeng-wu nói với các phóng viên hôm 27/5. 

“Chúng tôi có nhiều cơ sở sản xuất trong ASEAN, nơi chúng tôi có thể sản xuất chúng với giá rẻ”, ông nói.

Sản xuất máy tính xách tay, hiện do công ty con Dynabook của Sharp ở Trung Quốc thực hiện, có thể được chuyển đến các cơ sở ở Đài Loan hoặc Việt Nam, do Sharp hoặc các công ty khác trong tập đoàn Hon Hai điều hành nếu Mỹ đánh thuế lên tới 25% đối với 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.

Cơ sở sản xuất của Sharp ở Giang Tô, và họ đang cân nhắc di dời nhà máy sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc tránh mối đe doạ thuế quan.
Cơ sở sản xuất của Sharp ở Giang Tô, và họ đang cân nhắc di dời nhà máy sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc tránh mối đe doạ thuế quan.


Sharp cân nhắc di dời nhà máy sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc tránh mối đe doạ thuế quan. Khoảng 10% máy tính xách tay của Sharp được xuất đến Mỹ, đồng nghĩa với việc một sự thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10.000 sản phẩm hàng tháng, ông Tai nói.

Sharp cũng sẽ xem xét chuyển sản xuất màn hình lớn dành cho quảng cáo và văn phòng từ Trung Quốc sang các cơ sở Hòn Hải ở Mexico.

Theo một báo cáo của Nikkei Asian Review vào tuần trước, Sharp có kế hoạch chuyển sản xuất máy in đa chức năng cao cấp và tầm trung từ tỉnh Giang Tô của Trung Quốc sang Thái Lan. Công ty bán gần 100.000 máy in mỗi năm cho thị trường Mỹ, chiếm khoảng 20% ​​doanh số toàn cầu của hãng.

Ông Tai Jeng-wu nhấn mạnh tác động của thuế quan đối với hoạt động kinh doanh của Sharp sẽ không đáng kể, vì các mặt hàng của hãng xuất từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ chiếm 3,8% tổng doanh thu của hàng hóa thành phẩm của hãng này.

Ông xem việc di dời nhà máy sẽ tạo ra một “cơ hội kinh doanh tốt.” Bằng cách nhanh chóng chuyển nhà máy sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng bởi mối đe doạ thuế quan, Sharp có thể định giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của đối thủ bị đánh thuế, giúp tăng thị phần tại thị trường Mỹ.

Ông Tai cũng nhìn thấy cơ hội khi các nhà mạng di động có động thái trì hoãn việc giới thiệu các điện thoại do Huawei sản xuất, sau khi Washington đưa gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc vào dánh sách đen.

Trong khi Sharp đứng thứ hai trong thị trường điện thoại thông minh của Nhật Bản sau Apple, Huawei cũng là một đối thủ. Sharp cũng có thể giành thị phần trong các sản phẩm khác, như bộ định tuyến, một đặc sản của Huawei.

Sharp và Kyocera tính dời việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Thái Lan

Trong khi đó, một "ông lớn" cùng ngành, đồng hương với Sharp là Kyocera cũng đang cân nhắc vệc dời dây chuyền sản xuất máy photocopy cho thị trường Mỹ sang Việt Nam, một trong hai trung tâm sản xuất lớn bên cạnh TP. Quảng Châu, Trung Quốc.

Trước mắt, Kyocera vẫn đang cân nhắc về quyết định này, xem xét kĩ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên hoạt động kinh doanh của hãng trước khi triển khai kế hoạch. Năm 2018, Kyocera đã "bỏ túi" 375 tỉ yen doanh số từ việc bán thiết bị văn phòng, một phần tư trong số này đến từ thị trường Mỹ.

Trước Sharp và Kyocera, một "đại gia" khác trong ngành thiết bị văn phòng, là Công ty Ricoh (Nhật Bản) trước đó đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất máy in đa chức năng cao cấp cho Mỹ từ Trung Quốc sang Thái Lan. Ricoh đứng đầu thị trường máy in đa chức năng A3 với 17% thị phần, trong khi Kyocera xếp thứ 5 còn Sharp ở vị trí thứ 6.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement