30/09/2019 07:10
'Robot sát thủ' và AI trên bàn cờ Mỹ - Trung
Liên Hợp Quốc đang cố gắng mở đường cho lệnh cấm về vũ khí tự động gây chết người, hay còn được gọi là “robot sát thủ".
Theo Time, Liên Hợp Quốc đã cố gắng soi mói từng câu chữ trong văn bản mở đường cho lệnh cấm về vũ khí tự trị gây chết người, hay còn được gọi là “robot sát thủ”, một loại vũ khí mới nổi có thể tự mình chiến đấu và xác định mục tiêu cần tiêu diệt.
“Về cơ bản, họ đang cố gắng để kéo dài thời gian,” chuyên gia Laura Nolan, thuộc Ủy ban quốc tế về kiểm soát vũ khí robot khẳng định, bức bối trước hành động của Nga trong hội trường.
Nhưng trong khi Nga cố gắng phá hỏng tiến trình này, thì Trung Quốc lại đang hành động thầm lặng hơn.
Nolan nói rằng: “Có thể thấy là, họ đang làm việc cùng nhau theo một cách nào đó. Người Trung Quốc đang để cho Nga phá hỏng quy trình, và họ thì theo dõi từ phía sau”.
Trung Quốc khá im lặng trong các phiên thảo luận về vấn đề này, được tổ chức ít nhất một lần mỗi năm kể từ 2014. Các đại biểu của họ chỉ đóng góp ở mức tối thiểu, và thường không tỏ rõ quan điểm của mình. Họ đã gọi robot sát thủ là “mối nguy về mặt nhân đạo”, nhưng vẫn can thiệp và ngăn cản văn bản đang được tranh luận.
![]() |
Các binh sĩ Trung Quốc diễu hành qua Quảng trường Thiên An Môn trước một cuộc diễu hành quân sự vào ngày 3 tháng 9 năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. |
Có rất nhiều hiểm nguy về sức mạnh quân sự mới nổi này. Các robot được nêu trên – trong khi chưa có hình dạng người, hay kinh dị như Terminators – chắc chắn sẽ gây chết người: Hãy tưởng tượng hàng chục máy bay không người lái lao như đàn ong trong tấn công, hoặc các phương tiện thông minh tuần tra biên giới bắn giết theo lệnh.
Đôi khi, Trung Quốc sẽ tạo hy vọng cho các nhà hoạt động chống lại những loại vũ khí này. Theo Chiến dịch ngăn chặn robot sát thủ, với sự tham gia của liên minh Nolan, Trung Quốc năm ngoái đã tham gia cùng với 28 quốc gia khác, bày tỏ sự ủng hộ cho việc cấm hoàn toàn các vũ khí tự trị.
Tuy nhiên, quốc gia này sau đó lại khẳng định rằng họ chỉ chống lại việc sử dụng nó trên chiến trường, chứ không ngăn cấm sự phát triển cũng như sản xuất chúng. Thông báo này đã khiến các chuyên gia hoài nghi về ý định thực sự của Trung Quốc.
“Họ đã phát triểncông nghệ này, đồng thời cố gắng sử dụng luật pháp quốc tế để giới hạn các đối thủ cạnh tranh”, Peter Singer, một chuyên gia về chiến tranh thế kỷ 21 nhận xét.
Một số quốc gia trong buổi họp này lại nhận xét tương tự về Hoa Kỳ. Mặc dù Washington đã không cản trở các cuộc đàm phán, nhưng cũng đồng thời không tạo ra bất cứ tiến triển gì.
Sự miễn cưỡng từ các cường quốc quân sự đối với lệnh cấm phần nào xuất phát từ quy mô ảnh hưởng củatrí tuệ nhân tạo (AI) đến ngành công nghiệp quốc phòng của họ. Ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc, các quốc gia này bao gồm Anh, Úc, Israel, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Nhưng chính Trung Quốc mới là kẻ thách thức đáng gờm nhất trong cuộc cạnh tranh AI chống lại siêu cường Mỹ.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi đất nước này trở thành nhà lãnh đạo thế giới về AI vào năm 2030 và đã đặt trọng tâm của chương trình là sự đổi mới quân sự vững chắc, khuyến khích Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) hợp tác với các công ty khởi nghiệp trong khu vực tư nhân và các trường đại học.
Các công ty AI của Trung Quốc cũng đang đóng góp đáng kể cho nỗ lực này. Những gã khổng lồ thương mại như SenseTime, Megvii và Yitu bán camera giám sát thông minh, khả năng nhận dạng giọng nói, các dịch vụ dữ liệu lớn cho chính phủ và cho xuất khẩu.
Đáng chú ý hơn cả, các công nghệ trên cũng đã được sử dụng cho cảnh sát vùng tự trị xa xôi Tân Cương, nơi mà U.N ước tính có tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, vốn là người dân tộc thiểu số, bị giám sát trong các trại bởi các thiết bị nhận dạng khuôn mặt ở khắp mọi nơi.
Daan Kayser của PAX, một tổ chức hòa bình châu Âu khẳng định rằng: “Những công nghệ này có thể là một phần quan trọng trong vũ khí tự trị. Khi mỗi robot có thể xác định chính xác khuôn mặt hoặc vật thể, chỉ một vài dòng mã bổ sung sẽ biến nó thành một cỗ máy giết người tự động.”
Ngoài công nghệ từ các công ty thương mại, PLA cho biết họ có kế hoạch phát triển các loại lực lượng chiến đấu mới, bao gồm cả AI và không người lái – nói cách khác là hệ thống chiến đấu tự trị hoặc gần tự trị.
Ngành công nghiệp vũ khí trong nước của quốc gia này đã tuân thủ kế hoạch trên. Một vài ví dụ bao gồm nhà sản xuất Ziyan của máy bay không người lái mới Blowfish A2 – với khả năng mang theo súng máy và bay độc lập thành bầy mà không cần ai điều khiển, tương tác tự động với mục tiêu.
Trên đất liền lại có Cavalry của Norinco, một phương tiện không người lái có súng máy và bệ phóng tên lửa, được quảng cáo là có các tính năng gần với tự trị. Và trên đường biển, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đang chế tạo tàu ngầm không người lái. Và dự án 912, một chương trình tuyệt mật, được hy vọng là sẽ phát triển ra robot dưới nước trong vài năm tới.
“Robot sát thủ chưa tồn tại, nhưng chúng ta có thể thấy xu hướng tăng tính tự động hóa”. Kayser của PAX cho biết: “Chúng ta đang ở rất gần ranh giới đó, và rất nhiều quốc gia đang thực hiện các dữ án này – và tất nhiên họ không nói rằng chúng sẽ trở thành robot giết người. Nhưng nếu chúng ta thấy các thuật ngữ như ‘quyền tự động hóa trong việc xác định mục tiêu' thì thứ này rất gần vũ khí tự trị”.
![]() |
Mọi người tham gia một cuộc biểu tình như một phần của chiến dịch “Ngăn chặn robot giết người” do tổ chức phi chính phủ Đức “Facing Finance” tổ chức để cấm những gì họ gọi là robot giết người vào ngày 21/3/2019 trước Cổng Brandenburg ở Berlin. |
Sau tất cả, hành vi của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là có chủ đích. Giống như các quốc gia khác, nơi này đã phát triển vũ khí thông minh. Công nghệ này sẽ nhanh chóng vượt xa tiến trình tại Liên Hiệp Quốc, nơi các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong hai năm nữa hoặc lâu hơn. Trước khi xuất hiện các thông số pháp lý quốc tế rõ ràng, các quân đội lớn sẽ phải đầu tư vào các khả năng tự động hóa, dựa trên những giả định rằng các quốc gia khác cũng đang làm điều tương tự.
Suy nghĩ như vậy đặc biệt đặc trưng cho những diễn ngôn xung quanh AI và các hệ thống vũ khí tự trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
“Về cơ bản, hai bên đang lo lắng về việc bên kia có được lợi thế”, Singer cho biết. “Kết quả là, cả hai đều dốc hết tài nguyên vào đó, cạnh tranh với nhau và trở nên kém an toàn hơn.”
Một ràng buộc khác bởi luật pháp quốc tế là không gian. Ở đây, Trung Quốc nhìn thấy một số cơ hội để nhảy vọt công nghệ Mỹ, đồng thời là nơi Hoa Kỳ sẽ dễ bị tổn thương nhất trong bất kỳ cuộc xung đột nào do sự phụ thuộc vào công nghệ thông tin (như GPS), thứ không chỉ giúp binh lính và công dân biết xác định được xung quanh, mà còn hỗ trợ những dịch vụ như sàn giao dịch chứng khoán và các cây ATM.
Theo lý thuyết, các chuyên gia cho biết, vệ tinh Shiyan-7 của đất nước này có thể điều động và cập bến với các vật thể lớn trong không gian hoặc cũng có thể bám vào và vô hiệu hóa tài sản vũ trụ của kẻ thù. Gần đây, Trung Quốc đã thử nghiệm vệ tinh SJ-17, với khả năng di chuyển xung quanh một cách chính xác ở độ cao rất cao -22.000 dặm so với mặt đất.
Vệ tinh trong quỹ đạo bay tại hàng chục ngàn dặm một giờ. Nó sở hữu một động lực tiềm năng đủ để phá vỡ mọi thứ trên đường đi của mình, như là một đội quân cảm tử chống lại vệ tinh của những đất nước khác. Và Quân đội Hoa Kỳ lo lắng đây là mục đích của Trung Quốc khi phát triển các vệ tinh có thể di chuyển bất thường trong không gian.
Vũ khí tối tân, robot giết người; Hoa Kỳ và Trung Quốc chuẩn bị cho Thế chiến III. Tất cả nghe có vẻ siêu thực, giống như một tác phẩm khoa học viễn tưởng ngoạn mục. Nhưng trong các hội trường ảm đạm của Liên Hiệp Quốc, đây có lẽ là điều mà các nước khác đang dự đoán khi thông qua hàng loạt các bản thảo tài liệu.
Điều làm công việc của họ trở nên khó khăn hơn các lệnh cấm vũ khí quốc tế trong quá khứ là bản chất phòng ngừa của nó và công nghệ liên quan sẽ khiến việc thực thi và xác minh trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
Kayser biết thời gian sắp hết. “Một cuộc đua vũ trang AI sẽ không có người chiến thắng”, ông nói một cách không quá lạc quan. Việc ngăn chặn điều này lại chỉ có thể phụ thuộc vào các cường quốc. “Họ đang không chịu trách nhiệm về việc đảm bảo và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Ngược lại, họ đang thực hiện các bước đi nguy hiểm và đầy rủi ro cho hòa bình”, Kayser nhận định.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp