Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Đoàn Ngọc Hải dẹp bãi giữ xe vì 'muốn người dân dùng phương tiện công cộng'

Vĩ mô

30/08/2017 10:01

Những ngày gần đây, nhiều người đi làm bằng xe máy đã gặp khó khi phải loay hoay tìm chỗ gửi xe ở quận 1, TP.HCM vì nhiều bãi giữ xe đã bị dẹp bỏ.

Một số người cho rằng, bãi xe cũ bị dẹp khi chưa xây dựng chỗ gửi xe thay thế chẳng khác nào ra lệnh cấm người dân chạy xe máy vào trung tâm thành phố. Trước ý kiến này, ông Đoàn Ngọc Hải lên tiếng khuyến khích người dân hãy sử dụng các phương tiện công cộng, xe buýt, taxi… hạn chế xe máy khi vào quận 1 để giảm ùn tắc, kẹt xe.

“Hiện nay, người dân chưa quen với việc đi xe buýt vào quận 1 chứ không hề thiếu xe buýt. Quận 1 rất mong và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, xe buýt, taxi… hạn chế xe máyđể giảm ùn tắc, kẹt xe”,ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND nói.

Xe buýt còn nhiều hạn chế

Theo ghi nhận của người viết, khi gặp khó khăn trong việc gửi xe máy, nhiều người dân đã chuyển sang đi làm bằng xe buýt, xe buýt điện… nhưng qua vài ngày đã cảm thấy không ổn.

Người đi làm vẫn chưa mặn mà với xe buýt vì nhiều lý do. Ảnh: Phước Tĩnh

Chị Mai Loan (ngụ quận Thủ Đức) làm việc tại một văn phòng ở quận 1 cho biết, sáng dậy phải đi bộ mất 10 phút ra đón chuyến xe buýt 93 gần chợ Bình Triệu. Xe chạy hơn 40 phút mới đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Từ trạm này phải đi bộ hơn 10 phút mới đến công ty. Chưa hết, theo lời chị Loan có hôm kẹt xe, xe buýt cũng "dậm chân tại chỗ" nên đã trễ giờ làm.

Được biết, TP.HCM hiện có khoảng 2.900 xe buýt với khoảng 142 tuyến, nhưng chỉ phục vụ chủ yếu đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân… Người đi làm vẫn chưa mặn mà với xe buýt vì nhiều lý do, trong đó nhiều người lo nhất là tình trạng trễ giờ làm. Nhiềungười dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM quen sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại hằng ngày nên dù có kẹt xe họ cũng dễ chủ động giờ giấc hơn việc đi bằng xe buýt. Hơn nữa, nhiều người ngại đi xe buýt vì tình trạng chen lấn, xô đẩy, móc túi... vẫn xảy ra thường xuyên.

Ngoài ra, theo ghi nhận, nhiềungườikhông chọn xe buýt vì không biết rõ thông tin các tuyến xe buýt. Khi muốn đi một tuyến mới họ phải mất thời gian tra cứu thông tin trên mạng hoặc phải gọi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, nhưng nhiều lúc tổng đài lại… bận máy.

Hầu như không ai tra cứu thông tin qua sơ đồ tuyến xe buýt tại các nhà chờ vì rất rối. Ảnh: Phước Tĩnh

Trong khi đó, những nhà chờ xe buýt ở TP.HCM có dán sơ đồ các tuyến xe buýt nhưng lại rối mắt, đánh đố người dân vì nhìn chúng như một “ma trận”.

Anh Đình Nhơn (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết: “Đi làm bằng xe buýt bất tiện lắm, vừa mất thời gian vừa trễ giờ. Chỉ có đi xe máy là chủ động nhất dù đôi khi kẹt xe. Không đi xe máy thì tôi chẳng biết chọn xe nào”.

Theo ước tính, quận 1 hiện có khoảng hơn 45 bãi giữ xe ô tô kết hợp giữ xe máy và hàng trăm điểm giữ xe máy nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Anh Trịnh Bá Sơn, nhân viên một khách sạn ở quận 1 nói rằng: “Đồng ý là các bãi giữ xe sai phạm phải bị xử phạt,nếu thành phố có nhiều bãi xe thì không nói, nhưngviệc dẹp bỏ ồ ạt sẽ khiến người dân gặp nhiều khó khăn vì không có chỗ gửi xe”.

Xe buýt điện vừa nhanh vừa mát mẻ nhưng"vắng hoe"

Ngoài xe buýt truyền thống, TP.HCM đang sử dụng xe buýt điện 12 chỗ chạy quanh các tuyến đường trung tâm quận 1 với lộ trình từ Công viên 23-9 đến Thảo Cầm Viên, hoạt động từ 5h đến 22h mỗi ngày. Thời gian giãn cách giữa các chuyến là 30 phút, với giá vé 12.000 đồng/lượt và 120.000 đồng/ngày/khách.

Clip trải nghiệm xe buýt điện vòng quanh quận 1

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, lượng khách đi xe buýt điện rất vắng. Phương tiện này chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch, dạo chơi ngắm cảnh đường phố… chứ không khả thi cho người đi làm. Đa phần các chuyến chỉ có vài người đi, thậm chí có những chuyến tài xế chỉ chạy xe không có hành khách nào.

Xe buýt điện chạy tuyến quận 1 đang rất vắng khách. Ảnh: Phước Tĩnh

Cụ thể theo ghi nhận, khoảng 11 giờ ngày 18/8, người viếtbắt chiếc xe buýt điện mang số hiệu 51HC-000.45 theo lộ trình từ trạm công viên 23/9 đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trên xe chỉ có ba người khách. Dọc lộ trình không có thêm hành khách nào bước lên xe. Sau khi đi thêm một lượt từ Thảo Cầm Viên đến công viên 23/9, trên xe chỉ có tài xế và người viết.

Theo anh Minh, tài xế xe buýt điện tuyến D1, hiện tại tuyến có 5 chiếc xe thay phiên nhau chạy, nhưng rất vắng khách, thường mỗi chuyến chỉ có vài khách đi. "Nhiều người hiện vẫn quen đi xe buýt truyền thống với những tuyến đường dài chứ ít đi xe buýt điện với các tuyến ngắn trong nội thành”, anh nói.

Anh Nguyễn Phúc Thịnh, một người dân ở quận 1 cũng tham giatrải nghiệmđi xe buýt điện, nhận xét: “Đi xe buýt điện khá thoải mái vì vừa nhanh vừa mát mẻ, có thể ngắm nhìn đường phố… Nhưng để chọn xe điện đi làm thì còn khó vì xe chỉ chạy qua một số tuyến cố định, chủ yếu qua các điểm du lịch chứ ít vào trụ sở các công ty, các cơ quan nhà nước…”

Ngoài ra, xe buýt điện chỉ chạy các tuyến đường ở quận 1, trong khi những người đi làm hầu hết đều ở các quận ngoại thành. Vì thế muốn đi làm bằng xe buýt điện họ vẫn phải dùng xe máy, hoặc đón xe buýt vào quận 1. Nếu đi xe máy phải tìm chỗ gửi xe để bắt xe buýt điện ở trạm Thảo Cầm Viên hoặc trạm công viên 23/9. Chính sự phiền phức này khiến nhiều người chưa thể chọn xe buýt điện để đi làm.

Khi đưa xe buýt điện vào sử dụng, Sở GTVT TP.HCM kỳ vọng sẽ giúp người dân và khách du lịch có thêm phương tiện đi lại và người dân sẽ sử dụng xe điện để thay cho xe cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông ở khu trung tâm. Thực tế, mục tiêu này vẫn chưa đạt được.

Tại TP.HCM, người dân vẫn quen sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển. Ảnh: Phước Tĩnh

Chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) cho biết, chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng là một phần trong các chương trình giảm ùn tắc giao thông. Hiện nay, trong hơn 2.800 phương tiện công cộng, TP.HCM đã thay mới hơn 50%, đồng thời yêu cầu các công ty xe buýt thường xuyên tập huấn, nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên đối với hành khách.

“Trong quý II 2017, TP.HCM sẽ đưa ra hai tuyến đường có làn dành riêng cho xe buýt, năm 2018 sẽ xây dựng tuyến buýt nhanh. Đến năm 2020 sẽ đưa vào vận hành hệ thống metro” - ông Đường thông tin thêm.

Ngoài ra còn có các giải pháp nhằm tăng cường phát triển vận tải hành khách công cộng, bao gồm đưa vào khai thác các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, xe buýt hỗ trợ người khuyết tật. Phát triển hệ thống xe buýt đa dạng chủng loại như dịch vụ mini buýt, tăng cường sử dụng những chiếc xe buýt nhỏ loại 16 chỗ, linh hoạt đưa đón người dân...

PHƯỚC TĨNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement