Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nước cờ đôi khôn ngoan của Nga ở Triều Tiên

Vĩ mô

05/10/2017 07:25

Nga đang âm thầm thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên nhằm ngăn chặn mọi nỗ lực lật đổ lãnh đạo Kim Jong Un, việc này sẽ gây bất ổn lớn và Mỹ có cơ hội triển khai quân ở biên giới phía đông Nga.

Mặc dù Moscow muốn cải thiện mối quan hệ Mỹ- Nga nhằm giảm bớt áp lực từ những trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga vì Ukraine nhưng nước này vẫn phản đối mạnh mẽ những gì mà Moscow coi là sự can thiệp của Washington vào các vấn đề của quốc gia khác.

Nga rất “chướng mắt” vì Mỹ xây dựng lực lượng NATO ở biên giới phía tây Nga ở châu Âu và tất nhiên, nước này không muốn một NATO thứ 2 ở châu Á.

Trong khi Nga ra sức bảo vệ Triều Tiên, nước này cũng không muốn Bình Nhưỡng tự do quá trớn. Bằng chứng là Nga ủng hộ các biện pháp cứng rắn mới của Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên sau cuộc thử hạt nhân hồi tháng trước.

Tuy nhiên, Moscow cũng đang chơi nước cờ đôi đầy khôn ngoan bằng cách lặng lẽ tạo cho Triều Tiên một đường dây cứu hộ khổng lồ giúp nước này vượt qua những biện pháp cô lập kinh tế của Mỹ.

Theo Reuters, một công ty Nga đã bắt đầu định tuyến lưu lượng internet của Triều Tiên trong tháng này, cung cấp cho Bình Nhưỡng một kết nối thứ 2 với thế giới bên ngoài bên cạnh Trung Quốc. Thương mại song phương tăng gấp đôi lên 31,4 triệu USD trong quý I năm 2017, chủ yếu tăng xuất khẩu dầu, Moscow cho biết.

Trong năm nay, it nhất 8 tàu hàng Triều Tiên đã rời Nga đem theo những kiện hàng chở đầy dầu trở về quê nhà mặc dù trước đó các tàu này đăng kí điểm đến khác. Một quan chức Mỹ cho biết, đây là cách Bình Nhưỡng thường dùng để đánh lạc hướng và né tránh các trừng phạt.

Và Nga, nước có chung đường biên giới với Triều Tiên, cũng chống lại những nỗ lực của Mỹ nhằm hồi hương hàng chục nghìn lao động Triều Tiên tại Nga, lực lượng đem lại nguồn kiều hối quan trọng cho Bình Nhưỡng.

Reuters dẫn lời ông Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề Quốc tế Nga, nhóm chuyên gia thân cận với Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Điện Kremlin thực sự tin rằng giới lãnh đạo Triều Tiên cần có thêm đảm bảo và tin tưởng rằng Mỹ không thay đổi được chế độ”.

“Viễn cảnh thay đổi chế độ là mối quan tâm lớn. Kremlin hiểu rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể đoán trước được. Họ cảm thấy an toàn hơn với cựu Tổng thống Barack Obama bởi ông sẽ không thực hiện bất cứ hành động nào gây bùng nổ tình hình, nhưng với Trump, họ không biết được”, ông Kortunov nói.

Ông Trump từng gọi lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên là “người đàn ông tên lửa” trong một sứ mệnh tự tử. Ông nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng trước rằng ông sẽ “tiêu diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu cần.

Ông cũng tuyên bố rằng ông Kim Jong Un và Ngoại trưởng Rex Tillerson sẽ “không còn liên lạc với nhau nữa” nếu họ vẫn đe dọa phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng nhắm đến Mỹ.

Biên giới chiến lược

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton cố ý gây bất ổn cho Nga và ông nói rõ quan điểm rằng ông muốn Mỹ “trả lại bình yên” cho ông Kim Jong Un.

Trong khi lên án Bình Nhưỡng vì các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa gần đây, ông Putin cũng cho biết trong diễn đàn hồi tháng trước ở cảng Vladivostok phía đông nước Nga rằng ông hiểu những lo ngại về an ninh của Triều Tiên đối với Mỹ và Hàn Quốc.

Vladivostok, thành phố cảng chiến lược với 600.000 dân, là nơi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đóng quân, chỉ cách biên giới Triều Tiên 100km. Và Nga sẽ phải đối quyết liệt bất cứ lực lượng Mỹ nào triển khai gần đó.

Ông Putin phát biểu tại diễn đàn: “Người Triều Tiên biết rõ chính xác tình hình phát triển như thế nào ở Iraq”. Ông nói thêm rằng Washington đã sử dụng lý do giả dối rằng Baghdad có vũ khí hủy diệt hàng loạt để phá hủy đất nước và lật đổ chế độ ở Iraq”.

“Họ (Triều Tiên) biết hết tất cả điều đó và thấy rằng sở hữu vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa là hình thức tự vệ duy nhất. Bạn có nghĩ rằng họ sẽ từ bỏ chúng không?”.

Cân bằng tinh tế

Ông Kortunov cũng cho biết, ông không nghĩ việc Kremlin bảo vệ ông Kim Jong Un và ủng hộ lãnh đạo Triều Tiên dựa trên bất cứ tình cảm cá nhân nào. Điều này giống như Nga đang ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al Assad.

Cũng theo ông Kortunov, Moscow biết rằng Nga sẽ mất đòn bẩy trong khu vực nếu ông Kim Jong Un bị lật đổ, giống như ảnh hưởng của Trung Đông bị đe dọa khi các chiến binh Hồi giáo có thể lật đổ ông Assad vào năm 2015.

“Đó là một hành động cân bằng rất tinh tế”, ông Kortunov nói.

Theo ông Korrtunov: “Một mặt Nga không muốn đi chệnh khỏi con đường của các đối tác, chủ yếu là Trung Quốc mà mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng ngày càng khó khăn hơn. Mặt khác các chính trị gia ở Moscow hiểu rằng tình hình hiện tại và mức độ tương tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng khiến hai nước trở thành liên minh lớn hơn với Trung Quốc”

Vì vậy, mặc dù Nga vẫn ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới áp lên Bình Nhưỡng nhưng ông Putin vẫn muốn giúp phát triển kinh tế Triều Tiên bằng cách đưa nước ngày gia nhập thêm vào các dự án với các quốc gia khác trong khu vực.

“Chúng ta cần phải hội nhập kinh tế Triều Tiên vào hợp tác khu vực”, ông Putin nói tại hội nghị thượng đỉnh Vladivostok tháng trước.

TUỆ LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement