Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nữ phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu vừa bị bắt là ai?

Nhân sự

13/12/2022 09:21

Nổi lên như một chính trị gia trẻ tuổi và tài năng, bà Eva Kaili, một trong 14 phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu bất ngờ bị bắt vì tội tham nhũng khiến cơ quan lập pháp gồm 27 quốc gia thành viên này chấn động.

Eva Kaili – một thành viên Nghị viện Châu Âu người Hy Lạp đã bị cảnh sát Bỉ bắt hôm thứ Sáu (9/12) như một phần trong một "cuộc điều tra lớn" và bị buộc tội "tham gia vào một tổ chức tội phạm, rửa tiền và tham nhũng".

Bà Kaili bị nghi ngờ vận động hành lang bất hợp pháp để ủng hộ một quốc gia vùng Vịnh, mà truyền thông Bỉ đã xác định là Qatar, chủ nhà gây tranh cãi của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.

Theo báo cáo, nhà lập pháp này đã bị "bắt quả tang", tình huống duy nhất dẫn đến việc hủy bỏ quyền miễn trừ đối với một thành viên Nghị viện châu Âu.

Cha của bà, Alexandros, và chồng bà, Francesco Giorgi, cũng bị thẩm vấn do bị cáo buộc có tham gia trong kế hoạch này.

Vụ bê bối đã gây ra cơn "chấn động" tại Brussels.

Bà Eva Kaili là ai?

Bà Eva Kaili (sinh ngày 26/10/1978) tốt nghiệp ngành kiến trúc, kỹ thuật dân dụng và các vấn đề châu Âu. Bà bắt đầu công việc của mình với tư cách là nhà báo cho MEGA Channel, một công ty truyền thông ở Hy Lạp.

Đến năm 2007, bà trúng cử và trở thành một nhà lập pháp trong Quốc hội Hy Lạp, với tư cách là thành viên của PASOK - đảng Dân chủ xã hội - khi đó là một trong những lực lượng chính trị hàng đầu ở quốc gia Địa Trung Hải này.

Hai năm sau, đảng PASOK tham gia chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng George Papandreou, người sau đó đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề về cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ quốc gia.

Khi Papandreou phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào năm 2011, bà Kaili ban đầu từ chối ủng hộ Thủ tướng đương nhiệm, nhưng sau đó bà và tất cả các nhà lập pháp PASOK thay đổi quan điểm, chuyển sang ủng hộ ông Papandreou.

Khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp trở nên tồi tệ hơn, bà Kaili đã tranh cử vào Nghị viện Châu Âu và được bầu vào cơ quan lập pháp của khối gồm 27 thành viên này vào năm 2014.

Nữ phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu vừa bị bắt là ai? - Ảnh 1.

MEP Hy Lạp Eva Kaili đã bị bắt như một phần của "cuộc điều tra lớn" do cảnh sát Bỉ tiến hành.

Tại đây, bà gia nhập nhóm Đảng Xã hội & Dân chủ (S&D) đầy quyền lực, nhóm lớn thứ hai trong Nghị viện châu Âu và nhanh chóng nổi tiếng là người thân thiện và dễ gần với giới truyền thông.

Bà Kaili đã phát triển hồ sơ chính trị của mình với tư cách là một nhà lập pháp bằng cách tham gia sâu vào chương trình nghị sự liên quan đến vấn đề kỹ thuật số của EU và nắm trong tay nhiều tài liệu như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và chuỗi khối.

Tính đến năm 2021, mức lương sau thuế của bà với tư cách là MEP (thành viên Nghị viện châu Âu) lên tới 7.146 euro mỗi tháng, cùng với khoản trợ cấp chung hàng tháng là 4.778 euro, đó là chưa tính chi phí đi lại.

Trong những năm qua, bà Kaili là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau, bao gồm cả với tư cách là thành viên thay thế trong Phái đoàn về quan hệ với Bán đảo Ả Rập (DARP).

Hannah Neumann, MEP người Đức, chủ tịch DARP, nói rằng, trong nhiệm kỳ của mình, bà đã nhận thấy "một số đại sứ quán" đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các quyết định của ủy ban "mạnh mẽ hơn nhiều so với những đại sứ quán khác".

"Rõ ràng là một số đồng nghiệp trong nhóm S&D có chương trình nghị sự ủng hộ Qatar mạnh mẽ. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trong một số trường hợp, điều này có thể liên quan đến sự can thiệp bất hợp pháp từ bên ngoài và các cáo buộc đã khiến tôi bị sốc", bà Neumann nói với Euronews.

"Nếu sự thật là Qatar, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, đã cố gắng gây ảnh hưởng đến các thành viên của Nghị viện châu Âu bằng các khoản hối lộ lớn, thì đây sẽ là gánh nặng cho quan hệ ngoại giao và cũng như cho công việc của tôi với phái đoàn", bà nói thêm.

Sự nghiệp chính trị của bà Eva Kaili lên đến đỉnh điểm vào tháng 1 khi bà được bầu làm một trong 14 phó Chủ tịch của Nghị viện châu Âu, một vị trí phản ánh vị thế của bà trong số các đồng nghiệp thuộc nhóm S&P của mình.

Sau vụ bắt giữ gây sốc hôm thứ Sáu, người phụ nữ 44 tuổi này đã bị đình chỉ hoạt động trong đảng PASOK lẫn nhóm S&D, trong khi tài sản cá nhân của bà bị chính quyền Hy Lạp phong tỏa.

Có nhiều bài phát biểu mang tính "can thiệp"?

Các bài phát biểu mang tính can thiệp trước đây của bà ngay lập tức bị soi xét kỹ lưỡng và các nhà báo đang tìm kiếm manh mối để làm sáng tỏ mối quan hệ thân thiết không chính đáng với Qatar.

Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy bà Kaili đã tới quốc gia vùng Vịnh này vào đầu tháng 11 và tổ chức các cuộc gặp cấp cao với Thủ tướng, Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng Năng lượng của Qatar, cùng những người khác.

Vài tuần sau, bà Kaili có bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu, trong đó bà ca ngợi những cải cách lao động của Qatar và mô tả đất nước này là "những người hàng xóm và đối tác tốt".

Bà nói: "Hôm nay, World Cup ở Qatar thực sự là bằng chứng về cách thức ngoại giao thể thao có thể đạt được sự chuyển đổi lịch sử của một quốc gia, với những cải cách đã truyền cảm hứng cho thế giới Ả Rập".

Bà Kaili cáo buộc người châu Âu áp dụng tiêu chuẩn kép đối với Qatar vì theo quan điểm của bà, họ rất muốn mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này để giảm thiểu cuộc khủng hoảng năng lượng, đồng thời kêu gọi quốc tế tẩy chay World Cup về việc khai thác khí đốt cũng như công việc của người di cư và vi phạm quyền của LGBTQ+.

Bà cho biết người Qatar cam kết thực hiện một tầm nhìn bằng sự lựa chọn và họ đã mở cửa với thế giới. Tuy nhiên, một số người ở đây đang kêu gọi phân biệt đối xử với họ.

"Họ bắt nạt họ và buộc tội tất cả những ai nói chuyện với họ hoặc tham gia (với họ) là tham nhũng. Tuy nhiên, họ vẫn lấy xăng của họ, họ có các công ty kiếm được hàng tỷ USD ở đó".

Vào tháng 12, bà Kaili tham gia một cuộc bỏ phiếu của ủy ban tự do dân sự của Nghị viện châu Âu, theo đó tập trung vào việc tự do hóa thị thực cho Kuwait và Qatar, cuộc bỏ phiếu đã được thông qua với 42 phiếu thuận và 16 phiếu chống.

Tuy nhiên, bà Kaili không phải là thành viên của ủy ban này và không rõ tại sao lại được tham gia bỏ phiếu.

Khi vụ bê bối xảy ra ở Brussels, chính phủ Qatar đã phủ nhận các mối quan hệ.

"Bất kỳ sự liên kết nào của chính phủ Qatar với các tuyên bố được báo cáo là vô căn cứ và thông tin sai lệch nghiêm trọng", Phái đoàn Qatar tại Liên minh châu Âu cho biết trong một tuyên bố.

Nhóm của bà Kaili đã không trả lời một số yêu cầu truyền thông do Euronews gửi.

Văn phòng của bà ở Brussels vẫn được niêm phong, với một mảnh giấy dán trên cửa ghi "cấm tiếp cận".

(Theo Euro News)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement