Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'phép màu' Thông tư 02

Ngân hàng

17/05/2024 18:29

Nhiều nhà băng vẫn có tăng trưởng lợi nhuận tốt trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Dù vậy, nợ xấu vẫn là "điểm nóng" tại không ít ngân hàng.

Tổng số dư nợ xấu của 28 ngân hàng thương mại đã tăng 14,4% so với đầu năm, trái ngược với xu hướng giảm từng ghi nhận vào quý 4/2023. Tỷ lệ nợ xấu trung bình toàn hệ thống ngân hàng thương mại là 2,18%, tăng 0,2 điểm % so với cuối năm 2023.

Tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lên trên ngưỡng 3%, trong đó có những ngân hàng vượt 4%.

Điển hình, Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng (VPBank đạt tỷ lệ nợ xấu tới 4,83% sau quý 1 năm nay. Còn tỷ lệ nợ xấu trong 3 tháng qua tại BaoVietBank là 4,4%, tổng nợ xấu là hơn 1.740 tỷ đồng.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'phép màu' Thông tư 02- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

ABBank có tỷ lệ nợ xấu lên tới 3,92% trong khi tăng trưởng tín dụng âm tới 19,34%.

Một loạt ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chạm ngưỡng hoặc vượt 3% gồm: Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB (3,6%), Ngân hàng TMCP Bản Việt – BVB (3,9%), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - BVBank (3,1%); SHB (3%); Vietbank (3,1%)…

Đáng chú ý, từ ngân hàng duy trì tỷ lệ dưới 3%, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này đã chính thức vượt con số này tại 3,2% sau 3 tháng đầu năm 2024.

Xét về con số, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) là nhà băng tăng nợ xấu nhiều nhất, tăng thêm 5.500 tỷ đồng nợ xấu chỉ trong vòng 3 tháng, tương đương tăng thêm 0,94 điểm phần trăm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Thông tư 02 hiện quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2024.

Dự thảo Thông tư sửa đổi đề xuất kéo dài thêm 6 tháng thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng. 

Cụ thể, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hết ngày 31/12/2024, theo Chinhphu.vn.

NHNN đánh giá, đối với TCTD, việc kéo dài thông tư đến hết năm 2024 sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế trích lập dự phòng rủi ro do kéo dài thời gian cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với hệ thống. 

Ngoài ra, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02 đến cuối năm nay sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của TCTD và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ cho khách hàng.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc tiếp tục áp dụng Thông tư 02/2023 khiến cho một phần nợ xấu được tạm che giấu nhưng sẽ áp lực lớn về nợ xấu cho hệ thống vì nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) không được thể hiện một cách chính xác. Nhiều người lo ngại khi Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu sẽ gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đưa ra cảnh báo về rủi ro về nợ xấu khi thông tư này hết hiệu lực. Khi đó, nếu các doanh nghiệp không phục hồi, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và tổ chức tài chính. 

Do đó, ngành ngân hàng nên tập trung xử lý nợ xấu một cách đúng nghĩa, chứ không phải là che đi con số thực tế. Để giải quyết nợ xấu, có hai vấn đề cần quan tâm là dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp và thanh lý tài sản đảm bảo.

Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho rằng, áp lực nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 khi bị trì hoãn ghi nhận nợ xấu thực tế, trong khi kinh tế hiện phục hồi chậm. Hệ thống ngân hàng có thể mất khoảng 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết và xóa các khoản nợ xấu, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ hao hụt lợi nhuận.

Các chuyên gia phân tích của SSI dự báo, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 có thể chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2023 (ước tính từ 1,63% lên 1,68%), do dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc xóa nợ xấu và đẩy mạnh trích lập dự phòng. 

Song các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn, các khoản vay cũ) vẫn cần được giám sát chặt chẽ, theo vietnamfinance.vn.

Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán BSC kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được cải thiện rõ hơn về nửa sau với xu hướng tiếp tục sử dụng dự phòng (tăng trích lập) để xử lý nợ. 

Qua đó dự kiến chất lượng tài sản toàn ngành được duy trì ổn định trong 2024 so với 2023, nhất là sau khi quy định về tái cơ cấu nợ trong Thông tư 02 đã được gia hạn đến hết năm.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement