17/12/2016 01:18
Những thanh niên dũng cảm cứu 4 cô giáo và học trò trong lũ dữ
Trong câu chuyện 4 cô giáo và 15 học trò nhỏ của Trường mẫu giáo xã An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) bị mắc kẹt trong phòng học do trận lũ càn quét qua trường, không thể không nhắc đến nhóm thanh niên không quản ngại hiểm nguy cứu các cô trò.
Anh Luân nói: “Mấy bữa nay mưa lũ liên tiếp, hôm đó cũng như hôm nay, hễ thấy nước lên là nhóm chúng tôi đi giúp bà con chạy lũ”. Sáng 13-12, thấy trời mưa to, nước bắt đầu lớn nên anh Luân đến Trường mẫu giáo An Hiệp đón con về sớm.Trưa 16-12, giữa lúc trời đang mưa, nước lũ dâng cao, trưởng thôn Mỹ Phú 2 (xã An Hiệp) Nguyễn Văn Luân (31 tuổi) - trưởng nhóm thanh niên cứu các cô trò hôm đó - vẫn còn đôn đáo giúp người dân trong thôn di chuyển tài sản, vật nuôi đến nơi cao ráo để chạy lũ.
“Đến trưa nước càng lớn, thấy vậy tôi cho hai con nhỏ ăn cơm xong và ẵm sang gửi ở nhà cha mẹ ở cạnh đó rồi cùng các thanh niên trong thôn đi giúp bà con” - anh Luân kể.
Nhóm Luân có bảy người (tuổi từ 17-31), đến từng nhà người dân để ai có cần giúp gì thì giúp việc đó. Từ việc di chuyển vật dụng sinh hoạt trong gia đình cho đến ẵm các cháu nhỏ đi gửi ở những nhà cao, chưa ngập nước.
“Đang giúp bà con thì chúng tôi nghe tiếng kêu cứu của các cô trò Trường mẫu giáo An Hiệp vang ra rất khẩn thiết, tôi với mấy anh em liền bơi vào giải cứu. Nhưng vì nước chảy rất xiết, cả nhóm không thể tự bơi vào trường mẫu giáo được.
Lúc đó anh em nảy ra sáng kiến dùng nhiều đoạn dây thừng nối lại với nhau thành một sợi dây dài, cột vào các gốc cây dọc đường, để theo đó vào tiếp cận những cô trò đang mắc kẹt” - anh Luân nói.
“Khi chúng tôi tiếp cận phòng học thì thấy ba cô giáo đang đu trên ba cửa sổ, một cô khác thì đứng cạnh chiếc tủ. Hàng chục học trò đang la hét, đu trên vai, trên cổ các cô. Mặt mũi ai cũng tái mét, tinh thần hoảng loạn.
Thấy chúng tôi đến cứu giúp, ai cũng khóc vì vui mừng” - anh Võ Văn Đức, một trong những người đầu tiên vào cứu các cô trò, kể lại.
Theo anh Luân, vì quá nóng ruột nên khi các anh vào chỉ vào tay không, nên không biết cách nào đưa các cháu ra. “Đang rối trí thì may quá chúng tôi thấy trên dàn đồ chơi các cháu ở trước sân trường có một bộ phận như là chiếc mai rùa rất lớn.
Chúng tôi liền tháo cái này ra làm chiếc sõng để đưa người ra ngoài. Thế nhưng, “chiếc sõng” này quá lớn, không thể đưa vào bên trong phòng học. Vậy là chúng tôi phân công ba người giữ cho nó thăng bằng, các thanh niên còn lại bơi vào ẵm từng cháu ra bỏ lên sõng.
Khi đưa ra ngoài chiếc sõng này quá tròng trành vì nước chảy rất xiết, phải rất khó khăn chúng tôi mới giữ được nó để đưa ra ngoài. Chúng tôi chuyển bốn lượt mới hết các cháu mắc kẹt, đưa đến nơi an toàn và bàn giao lại cho gia đình” - anh Luân nói.
“Trong lúc cận kề cái chết, thấy các anh thanh niên xuất hiện, chúng tôi như thoát ra khỏi một gánh nặng và khỏe hẳn lên vì tin rằng các anh sẽ cứu được cô trò mình.Cô Võ Thị Thu Sương, hiệu trưởng Trường mẫu giáo An Hiệp - một trong bốn cô giáo bị mắc kẹt trong cơn lũ dữ, cho hay vì lo giữ các cháu không rơi xuống nước suốt hai tiếng đồng hồ nên các cô sắp kiệt sức.
Khi được các anh đưa ra cùng các cháu nhỏ đến nơi an toàn, chúng tôi mừng rơi nước mắt vì không có các anh thì nỗ lực của cô trò chúng tôi trở nên vô nghĩa, mạng sống chắc không còn” - cô Sương bộc bạch.
Anh Tô Văn Lam, một thành viên trong nhóm, nói: “Đi giúp bà con chạy lũ từ trưa, có người chưa kịp ăn cơm, tay cầm gói mì vừa khuân đồ vừa ăn. Khi giúp mọi người xong xuôi nhiều anh em trong nhóm về lại nhà thì thấy đồ đạc nhà mình đã bị ướt vì không di chuyển kịp”.
Advertisement
Advertisement