Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những sai lầm khi dùng nước rửa chén ảnh hưởng đến sức khỏe

Tiêu dùng thông minh

18/08/2018 03:01

Bên cạnh công dụng làm sạch chén đĩa nước rửa chén sẽ vô tình biến thành chất cực độc khi được dùng không đúng cách.

Theo các nhà khoa học trên trang The Health, cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên vải vóc...

Riêng nước rửa chén là thứ dễ gây độc hại cho con người nếu không biết cách sử dụng. Sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

  Dùng sai cách, nước rửa chén có thể biến thành chất cực hại. Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Dùng sai cách, nước rửa chén có thể biến thành chất cực hại. Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Sử dụng nước rửa chén không rõ nguồn gốc

Các sản phẩm tẩy rửa đều có chứa hóa chất độc hại nhưng các sản phẩm trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn.

Đó là vì những sản phẩm trôi nổi này có thể sử dụng các hóa chất độc hại bị cấm vì không được kiểm định chất lượng, hơn nữa, quá trình pha chế cũng không có quy trình rõ ràng, dễ gây các phản ứng hóa học sinh ra những chất độc hại khác.

Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần rửa

Vẫn là tâm lý “sạch”, nhiều người lạm dụng nước rửa chén khi rửa bát đĩa một cách vô tội vạ. Trên thực tế, nếu dùng quá nhiều nước rửa chén cho một lần rửa, bạn khó lòng tẩy sạch các hóa chất bám trên chén đĩa sau vài lần tráng nước.

Điều này có thể làm cho thức ăn bị nhiễm hóa chất khi bạn sử dụng chén đĩa này để đựng thức ăn cho lần sử dụng tiếp theo và hóa chất sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể, tích tụ qua thời gian và gây bệnh.

Đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên bát đĩa

Nhiều người vẫn đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa khi rửa với mục đích làm cho chén đĩa sạch hơn. Điều này tuy đúng nhưng lại không được các chuyên gia và nhà khoa học khuyến khích bởi 2 lý do. Thứ nhất, làm như vậy rất lãng phí; thứ hai, làm như vậy rất dễ gây hại cho sức khỏe.

Vì sao? Khi đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa, nhiều khả năng sau khi tráng lại bằng nước, trên bát đĩa vẫn còn sót lại một lượng hóa chất từ nước rửa chén đáng kể. Nếu dùng bát đĩa này để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại đó có thể bám vào thức ăn, đi vào cơ thể, qua thời gian dài có thể gây bệnh tật.

Ngâm bát đĩa trong nước rửa chén quá lâu

Với những chiếc bát đĩa dơ, bạn thường ngâm chúng vào dung dịch nước rửa chén pha loãng một thời gian lâu rồi mới tiến hành rửa cho sạch hẳn? Đây là một nhầm lẫn khá tai hại. Thời gian ngâm vào dung dịch nước rửa chén càng lâu, nguy cơ các hóa chất thấm vào chén đĩa càng cao, đặc biệt là những sản phẩm làm từ tre, gỗ thì khi hóa chất thấm vào sẽ không có cách nào tẩy sạch được.

Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa

Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do "không có thời gian" nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.

Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ

Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement