21/09/2017 01:58
Những kỹ năng và lưu ý các bác tài cần nhớ khi xuống dốc, đổ đèo
Cung đường đèo dốc luôn mang lại cho cánh tài xế sự thú vị, phấn khích vì cảnh quang, nhưng đặc biệt khi đổ đèo hay xuống dốc luôn chứa đầy sự nguy hiểm và rủi ro, cho dù bạn có là người tài xế kinh nghiệm lâu năm hay là người mới ôm vô lăng, chỉ cần một chút lơ là có thể bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Những kỹ năng giúp an toàn khi đổ đèo hay xuống dốc mà các bài cần lưu ý.
Luôn chọn cấp số phù hợp dựa trên tình trạng thời tiết, địa hình đường và tình trạng giao thông. Theo các bác tài lâu năm thường truyền lại cho người mới ôm lăng câu nói: “Khi đi đường đèo dốc, lên bằng số nào thì xuống bằng số đó”. Ví dụ: khi bạn lên đèo bằng số 2 hay số 3 thì khi bạn xuống dốc cũng nên chọn một trong hai cấp số đó. Vì khi bạn chọn ở cấp số đố một phần động cơ sẽ giúp chiếc xe bị ghị lại trên mặt đường và di chuyển ở tốc độ an toàn.
Trên những xe được trang bị hộp số tự động (AT) thường có thêm những bước số ngoài như 3-2-1 hoặc cấp số ghi ký hiệu chữ L – S – M hay gọi nôm na là thắng động cơ. Còn đối với xe được trang bị hộp số sàn (MT) khi đổ đèo bạn nên chuyển về các cấp số 3-2-1.
Ngoài ra, kỹ năng vào cua cũng khá quan trọng, bạn nên giảm tốc độ và cố gắng tìm ra được đỉnh cua hoặc điểm gần đỉnh của nhất và bắt đầu đánh lái vô-lăng một cách nhẹ nhàng, từ từ và vừa đủ để thoát ra khỏi cua đó. Cụ thể, bạn cần giảm tốc độ trên đoạn đường thẳng trước khi vào cua, về số thấp không nên về số khi đang trong cua vì có thể gây ra hiện tượng trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Rồi đánh vô-lăng một góc cần thiết và giữ nguyên khi xe bắt đầu vào cua, luôn giữ đều chân ga và đảm bảo tốc độ an toàn.Từ từ đưa vô-lăng về vị trí cần bằngvàthoát ra khỏi cua. Lưu ý, không nên tăng ga đột ngột trong cua, vì điều này rất dễ tạo ra hiện tượng trượt xe. Đối vơi những cua có độ gấp và khó thì bạn nên bình tĩnh,quan sát xung quanh và không được vượt xe khác khi đangtrong cua.
Những lỗi thường mắc phải khi xuống dốc hay đổ đèo.
Không nên đạp thắng quá nhiều hoặc đạp hết chân thắng sẽ dễ khiến cho bố thắng (má phanh) tạo ma sát lớn dễ dẫn đến hiện tượng cháy bố thắng (má phanh) do bị quá nóng. Hay có một số bạn chọn cấp số quá thấp so với sự cần thiết của đoạn đường dẫn đến việc vòng tua máy cao, tạo cảm giác rất khó chịu khi cầm lái. Khi chọn cấp số cao sẽ dẫn theo quán tính lớn và liên tục dùng thắng, dễ gây ra tình trạng mòn bố thắng.
Không nên để xe chạy ở tốc độ cao khi xuống dốc rối đạp thắng liên tục cũng là một lỗi mà cánh tài xế hay mắc phải. Ngoài ra, việc đột ngột thay đổi tốc độ và phanh gấp trong cua khi đang đổ dốc, cắt cua gấp ở nơi có vạch kẻ liền hay trong những góc cua khuẩt nhìn rất dễ xảy ra tại nạn.
Các bác tài cần lưu ý, luôn kiểm tra các chi tiết của xe trước những hành trình đi trên những đoạn đường đèo dốc như: áp suất vỏ xe, độ mòn của vỏ xe, nước giải nhiệt, hệ thống điện, kèn còi và luônđể ý đến tình trạng bố thắng, nên thay thế khi đã có tính hiệu mòn. Đặc biệt, khi tham gia lưu thông trên đường đèo đóc, nên làm chủ tốc độ, luôn giữ ở tốc độ cho phép, không đánh lái gấp, không thắng đột ngột trên những đoạn đường trơn, độ ẩm lớn do bị mưa hay sương mù gây ra và trên những đoạn đường có bùn đất hay đá dăm.
Advertisement
Advertisement