Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những chất cấm có trong 9 loại sữa mới phát hiện ở Hong Kong nguy hiểm ra sao?

Kinh tế thế giới

19/08/2020 10:45

Hong Kong vừa phát hiện chất cấm có trong 9 loại sữa, vậy những chất cấm này là chất gì, nguy hiểm như thế nào?

Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) mới đây đã phát hiện ra chất cấm trong 9 loại sữa bột dành cho trẻ em. Sự việc hiện đang gây chấn động nhiều người, nhất là những phụ huynh có con nhỏ tiêu thụ sữa công thức mỗi ngày.

Vậy những chất gây hại trong 9 loại sữa này là chất gì, nguy hiểm như thế nào?

Kệ bày bán sữa bột tại một siêu thị ở Hong Kong. Nguồn: scmp.com
Kệ bày bán sữa bột tại một siêu thị ở Hong Kong. Nguồn: scmp.com

3-MCPD, tiêu thụ quá mức có thể làm suy giảm chức năng thận hoặc khả năng sinh sản nam giới

3-MCPD (3-monochloropropane-1,2-diol) là một hoá chất thuộc nhóm chlorpropanol được hình thành và hiện diện trong thực phẩm thông qua các quá trình phản ứng giữa một nguồn có chứa clorine (ví dụ như muối ăn hoặc kể cả nước) trong thực phẩn hoặc một thành phần nào đó trong thực phẩm với các chất béo. Ngoài 3-MCPD, còn có 1,3-DCP (1,3-dichloro-2-propanol), cũng thuộc nhóm này.

Phản ứng này được xúc tác bởi nhiệt độ qua quá trình nhiệt phân khi chế biến thực phẩm thí dụ như chiên nướng. Cho nên, về lý thuyết, tất cả các loại thực phẩm nào hội đủ 3 điều kiện: “có chứa thành phần clorine thành phần chất béo nhiệt” đều có thể sản sinh ra 3-MCPD.

Tuy nhiên, hàm lượng của chất này có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ vi lượng, vết hoặc nhiều vượt mức an toàn.  Một khi đã sinh ra thì tính ổn định của cấu trúc 3-MCPD phụ thuộc vào độ pH và nhiệt độ môi trường. Độ pH càng cao (kiềm) và nhiệt độ càng cao thì tỷ lệ 3-MCPD bị phân huỷ tăng lên.

Cho đến hiện nay, giới khoa học chỉ mới xác định được rằng với nồng độ 3-MCPD ở mức tối thiểu 1.1 mg/kg thể trọng, có thể gây thương tổn hệ sinh sản của chuột cống đực, thương tổn dạng tăng sinh và tạo khối u ở thận trên mô hình thực nghiệm động vật. Thương tổn gia tăng khi liều lượng tiếp xúc gia tăng, và chưa tìm thấy gây độc cho gen (có tìm thấy dựa trên nghiên cứu mô biệt lập nhưng với liều rất cao).

3-MCPD là một hoá chất được sinh ra trong quá trình sử dụng acid HCl thuỷ phân đạm thực vật trong chế biến thực phẩm và sản phẩm nước tương. Ảnh minh họa.
3-MCPD là một hoá chất được sinh ra trong quá trình sử dụng acid HCl thuỷ phân đạm thực vật trong chế biến thực phẩm và sản phẩm nước tương. Ảnh minh họa.

Các thương tổn này đưa đến kết luận là 3-MCPD được xếp vào nhóm hoá chất gây ung thư có đáp ứng theo liều lượng nhưng không gây độc cho gen (có nghĩa là có nguy cơ gây bệnh đối với cá thể tiếp xúc chứ chưa có bằng chứng sẽ tạo đột biến gen, di truyền cho thế hệ sau).

Dựa trên kết quả đó, giới khoa học phải chấp nhận suy luận ngoại suy là 3-MCPD vẫn có thể có nguy cơ gây hại cho con người. Từ 2002, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và thiết lập ngưỡng tiếp xúc được cho là tương đối an toàn đối với hoá chất này.

3-MCPD là một hoá chất được sinh ra trong quá trình sử dụng acid HCl thuỷ phân đạm thực vật trong chế biến thực phẩm và sản phẩm nước tương và tương tự là những sản phẩm chứa 3-MCPD với nồng độ cao nhất. Do đó mới có quy định về nồng độ 3-MCPD trong sản phẩm này khá chặt chẽ. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về chất 3-MCPD trong nước tương thường nói là có nguy cơ bị ung thư.

Tác hại của 3-MCPD theo tư liệu của Cục QLCLVSATTP- Bộ Y Tế: (Thử nghiệm trên chuột cống uống liên tục với liều lượng khác nhau)

- Liều 1mg/kg thể trọng/ngày (TT/N): tinh trùng giảm khả năng hoạt động & giảm khả năng sinh sản của chuột đực.

- Liều lớn hơn 10mg đến 20mg/kg TT/N: gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của chuột đực.

- Lớn hơn 25mg/kg TT/N: gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Liều 30mg/kg TT/N: làm tăng trọng lượng thận của chuột.

Glycidyl esters gây ung thư

Este của axit béo glycidyl với nồng độ cao nhấtt, là loại chất béo có trong dầu cọ. Ảnh minh họa.
Este của axit béo glycidyl với nồng độ cao nhấtt, là loại chất béo có trong dầu cọ. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia đã kết luận rằng các este axit béo glycidyl (GE) là một mối nguy hại cho sức khỏe tiềm ẩn đối với trẻ em ở tất cả các độ tuổi với mức độ phơi nhiễm trung bình, và đối với người dùng ở tất cả các độ tuổi với mức độ phơi nhiễm cao.

GE, cùng với 3-MCPD, 2-MCPD và các este axit béo trong sữa công thức được tìm thấy chủ yếu ở dầu cọ và các chất béo trong dầu cọ.

Theo bác sĩ Helle Knutsen, chủ tịch Hội chuyên gia nghiên cứu chất gây ô nhiễm chuỗi thức ăn của EFSA (CONTAM), “việc phơi nhiễm với GE ở những trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoàn toàn, là một mối quan tâm đặc biệt, vì nó cao đến gấp 10 lần so với chuẩn đối với sức khỏe cộng đồng”.

Knutsen giải thích “Chúng tôi đã đặt ra mức tiêu thụ cho phép một ngày (TDI) chất 3- MCPD và các este axit béo là 0.8 microgram trên mỗi ký trọng lượng cơ thể, dựa vào thí nghiệm trên động vật, cho thấy chất này gây tổn hại đến bộ phận cơ thể.”

Knutsen nói thêm “Có đủ bằng chứng cho thấy glycidol (hợp chất mẹ của GE) là tác nhân gây ra ung thư, vì vậy CONTAM không đặt ra ngưỡng an toàn cho GE”.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement