Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những bài học tiền bạc sẽ thay đổi tuổi 30 của bạn

Quản trị

04/07/2017 07:00

Hãy đi phỏng vấn xin việc 2-3 lần mỗi năm, dành tiền đầu tư cho bản thân, lập quỹ dự phòng và liều lĩnh trong công việc.

Bước sang những năm 30 tuổi của cuộc đời đồng nghĩa bạn đã đi được nửa quãng đường trong sự nghiệp. Và bạn sẽ thấy bản thân khôn ngoan và trưởng thành hơn từ thói quen tiêu tiền dại dột của lứa tuổi 20.

Tất nhiên, bạn có thể vẫn bị cám dỗ rồi tiêu tiền hoang phí, bốc đồng và chỉ đủ sống qua ngày với vài đồng lương. Nhưng qua 30 tuổi, bạn sẽ học được cách cải thiện thói quen ấy, theo những cáchGOBankingRatesliệt kê dưới đây.

1. Phải có quỹ dự phòng

Lập quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn có khả năng trang trải cho những biến động cuộc sống. Ảnh:Flickr

Bạn sẽ nhận thấy rằng càng nhiều tuổi, bạn sẽ càng phải chi nhiều tiền để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên lập quỹ dự phòng với khoảng 1.000 USD. Tất nhiên, bạn không thể dừng mãi ở có số đó, nhất là khi đang tuổi 30.

Hãy lên kế hoạch cho những tình huống tồi tệ nhất, như mất việc hay chi phí chăm sóc y tế phát sinh, và tiếp tục gây thêm quỹ dự phòng.

2. Liên tục xin việc

Bạn nên đi phỏng vấn xin việc 2 đến 3 lần mỗi năm, ngay cả khi bạn đam mê với công việc hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn luôn hiểu rõ công việc hiện tại biến đổi thế nào trên thị trường, và hiểu được giá trị của bản thân. Nếu tìm được một công việc được trả hậu hĩnh hơn hiện tại, bạn thậm chí có thể nói với sếp mình để xem xét tăng lương.

3. Liều lĩnh trong sự nghiệp

Một khi bước sang những năm 40, 50 tuổi, chuyển hướng sự nghiệp hay quay lại với việc học hành sẽ có rất nhiều rủi ro. Vì thế, những năm 30 tuổi là giai đoạn "chín" nhất để bạn liều lĩnh trong sự nghiệp. Đây sẽ là động lực thúc đẩy bạn tiến tới các mục tiêu trên chặng đường lập nghiệp.

4. Biết tiết kiệm và đầu tư

Khi còn ở lứa tuổi 20, bạn chỉ cần đi học và phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên khi bước sang độ tuổi 30, bạn cần phải có tham vọng kiếm thật nhiều tiền.

Theo trang Payscale.com, lương của cả nam giới và phụ nữ đều tăng 60% khi họ 30 tuổi. Tuy nhiên, nếu không thay đổi cách quản lý ngân sách để phù hợp với mức lương mới, bạn có thể sẽ lại chi tiêu hoang phí. Hãy tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư khi bạn được tăng lương.

5. Hãy đầu tư cho bản thân

Trong cuốn sách "The 21 Success Secrets of Self-Made Millionaires" (21 bí mật thành công của các tỷ phú tự lập"), tác giả Brian Tracy viết: "Một nguyên tắc giúp bạn thành công - và có thể làm giàu là: Đầu tư 3% trên tổng thu nhập vào bản thân". Theo tác giả, nếu liên tục đầu tư để thăng tiến trong sự nghiệp, nâng cao kỹ năng, kiến thức,... bạn sẽ thực sự đảm bảo được thành công.

6. Mua bảo hiểm

Khi còn đôi mươi, chẳng ai nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho bản thân hay tài sản. Tuy nhiên khi khối tài sản càng lớn, bạn càng cần phải bảo vệ chúng để đề phòng chuyện bất trắc.

Ngoài loại bảo hiểm bắt buộc, hãy nghiên cứu những loại bạn cho là cần thiết. Bảo hiểm dù đắt, chúng lại xứng với những gì bạn đã bỏ ra, nhất là trong những trường hợp không thể lường trước.

7. Tiền mặt tốt hơn thẻ tín dụng

Khi 20 tuổi, bạn có thể được thuyết phục rằng mình có thể xoay sở được mọi thứ, miễn là có thẻ tín dụng còn hạn. Đến năm 30 tuổi, bạn cần nhận ra rằng, tiền mặt vẫn có giá trị thương thuyết tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp muốn nhận được tiền mặt ngay lập tức hơn là thông qua thẻ tín dụng với đủ các loại phí và giao dịch phức tạp.

8. Đừng nợ nần

Nhiều chuyên gia tài chính nói rằng, tổng nợ của bạn - ngoại trừ nợ thế chấp - không được vượt quá 20% tổng lương thực lĩnh.

Tuy nhiên, số nợ của bạn có thể sẽ cao hơn nhiều do một số yếu tố ngân sách khác. Theo tờKiplinger, quá phụ thuộc vào thu nhập ngoài giờ là dấu hiệu cho thấy bạn đang nợ quá nhiều. Dù 20% có thể là mức chung, hãy cố giảm con số ấy xuống thấp nhất có thể.

9. Đừng xa hoa

Tiền lương của bạn có thể sẽ tăng lên khi bước sang ngưỡng 30 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chi tiêu vào những thứ xa xỉ không cần thiết.

Ai mà quan tâm nếu bạn bè hay hàng xóm của bạn có ngôi nhà to hơn hay chiếc xe ôtô đẹp hơn. Khoản nợ của họ cũng có thể theo đó lớn hơn nhiều. Hãy sống đủ với mức tài chính của bạn, nếu không bạn sẽ phải dành phần đời còn lại để trả nợ.

10. Kiểm soát kiến thức tài chính

Có rất nhiều chuyên gia về mảng tài chính cá nhân cùng với những lời khuyên và quy tắc tài chính riêng. Tuy nhiên, hãy kiểm soát tài chính của bản thân bằng cách nâng cao kiến thức về đầu tư, tiết kiệm và hưu trí. Bạn càng hiểu biết nhiều, bạn sẽ càng có thể dễ dàng đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan.

KIM DUNG (VnExpress)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement