Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhu cầu suy yếu, giá dầu thế giới sụt giảm trên 5% xuống 46 USD/thùng

Giá cả hàng hóa

19/12/2018 08:52

Ngày 18/12, giá dầu thế giới giảm hơn 5% do thị trường quan ngại về tình trạng dư cung và nhu cầu suy yếu hiện đang đè nặng lên thị trường.

Theo Reuters, sự sụt giảm này là do hoạt động bán tháo trong thời gian qua mà đã khiến giá dầu mất hơn 30% kể từ mức cao xác lập hồi tháng Mười.

Kết thúc phiên này tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 3,64 USD (7,3 %) xuống 46,24 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2017. Thậm chí sau khi chốt phiên, giá mặt hàng này trượt dốc khoảng 8% xuống 45,91 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc lùi 3,35 USD (5,62%) xuống 56,26 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu Brent có lúc rơi xuống 56,16 USD/thùng, mức thấp nhất 14 tháng qua.

Nhu cầu suy yếu, giá dầu thế giới sụt giảm trên 5% xuống 46 USD/thùng

Sự sụt giảm của hai mặt hàng dầu kể trên diễn ra sau khi Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho biết lượng dầu dự trữ của nước này bất ngờ tăng thêm 3,5 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc ngày 14/12), lên 441,3 triệu thùng/ngày, trái với dự báo giảm 2,4 triệu thùng của giới phân tích, ghi dấu tuần tăng đầu tiên trong ba tuần qua.

Trong khi đó, lòng tin của giới đầu tư đang sa sút dần khi ngày càng nhiều các nhà quản lý quỹ đầu tư nhận định rằng kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu trong 12 tháng tới, triển vọng ảm đạm nhất trong một thập kỷ qua.

Thêm một yếu tố tạo áp lực giảm cho giá dầu trong phiên này là việc mỏ dầu lớn nhất của nước Anh đã nối lại hoạt động sản xuất, khiến nguồn cung dầu trên toàn cầu càng đầy lên. Chính quyền Mỹ cho biết sản lượng dầu đá phiến của nước này sẽ chạm ngưỡng 8 triệu thùng/ngày trong năm nay và dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ tăng trong tuần này. Những thông tin trên làm dấy lên nỗi quan ngại về khả năng dư thừa nguồn cung trên toàn cầu, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước bên ngoài tổ chức này vừa đạt được hồi đầu tháng.

Ở một diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) cho biết, tính đến ngày 18/12, một trong những mỏ dầu lớn nhất của nước này đã phải ngừng sản xuất trong hơn một tuần, do sự phong toả của một nhóm dân quân. 

Theo NOC, một nhóm vũ trang đã chiếm đóng mỏ dầu Sharara, khiến họ không thể thực hiện các hợp đồng đã giao kết. Người dân ở khu vực cho biết, việc nhóm dân quân  chiếm đóng mỏ dầu để phản đối việc họ bị chính phủ gạt ra bên lề xã hội, khống được cung cấp đầy đủ điện, nhiên liệu và tài chính.

Nhóm dân quân cho biết sẽ chỉ cho phép nối lại các hoạt động sản xuất tại khu vực này cho đến khi Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) đáp ứng các yêu cầu của họ. Mỏ dầu Sharara, nằm dưới sự điều hành của NOC và 4 công ty năng lượng châu Âu, có công suất khoảng 315.000 thùng/ ngày, tương đương 1/3 sản lượng hiện tại của Libya.

Đất nước Libya rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.

Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm GNA hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Haftar hậu thuẫn. GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement