Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiệt độ gia tăng làm thế giới mất đi hàng chục tỷ USD mỗi năm

Vĩ mô

03/08/2018 16:11

Hãng tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft ngày 2/8 nhận định nhiệt độ tăng trong một thế giới ấm hơn sẽ khiến các quốc gia nghèo mất đi hàng chục tỷ USD mỗi năm do họ không đủ khả năng năng giữ mát cho người lao động.

Các nhà phân tích của Verisk Maplecroft cho biết trong 30 năm tới, người lao động trong ngành nông nghiệp, khai thác mỏ, lĩnh vực dầu và khí đốt, lĩnh vực chế tạo – những lĩnh vực phổ biến nhất trong các nền kinh tế mới nổi – sẽ bị thiệt hại nặng nề bởi nhiệt độ cao hơn.

Bằng việc nghiên cứu hạ tầng năng lượng với dữ liệu nhiệt độ và dự đoán tăng trưởng dân số ở khu vực thành thị, các nhà nghiên cứu cho biết công nhân tại châu Phi và châu Á sẽ bị tác động nhiều nhất bởi nhiệt độ tăng.

Họ sẽ bị mất nhiều ngày làm việc do phải trải qua căng thẳng nhiệt độ hoặc thể lực để thực hiện các hoạt động thể chất bị suy giảm bởi nhiệt độ cao. Khả năng lao động thấp hơn sẽ làm giảm năng suất và các ngành có tỷ lệ lao động thủ công cao nhất sẽ gánh chịu nhiều hậu quả, theo Richard Hewston, người phụ trách chương trình môi trường và biến đổi khí hậu tại Verisk Maplecroft.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo của Verisk Maplecroft chỉ ra rằng mức sụt giảm trong năng suất này tương đương mất mát lên đến 78 tỷ USD/năm tại khu vực Đông Nam Á, và gần 10 tỷ USD tại miền Tây Phi.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng mặt tại những nền kinh tế mới nổi này cũng sẽ kéo căng các nhu cầu sử dụng năng lượng và nhu cầu làm mát – như sử dụng điều hòa không khí – sẽ gia tăng khi nhiệt độ tăng, dẫn đến tình trạng thiếu điện.

Tổ chức toàn cầu Sustainable Energy for All (Năng lượng Bền vững cho Tất cả) ước tính khoảng 1,1 tỷ người tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đứng trước nguy cơ thiếu máy điều hòa không khí và tủ lạnh để làm mát và bảo quản thực phẩm và thuốc men khi nhiệt độ tăng.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Grantham tại Trường Kinh tế London Sam Fankhauser cho biết đã đến lúc bắt đầu nghĩ về cách thức xây dựng các tòa nhà, hạ tầng cung cấp bóng mát, dòng không khí, mái nhà xanh…, cách thức có thể điều chỉnh hành vi của con người và phương án thiết kế các thành phố.

Liên hợp quốc hồi tháng Năm vừa qua ước tính 2/3 dân số của thế giới sẽ sống tại các thành phố vào năm 2050. Sự bùng nổ này tập trung tại ba đất nước đông dân là Ấn Độ, Trung Quốc và Nigeria.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết căng thẳng về nhiệt, liên quan đến biến đổi khí hậu, có thể gây ra thêm 38.000 ca tử vong/ năm trên toàn cầu trong giai đoạn năm 2030-2050.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement