Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhật Bản và Trung Quốc có robot giao thức ăn đến trước cửa nhà

Vĩ mô

02/10/2019 16:22

Nhu cầu đặt đồ ăn qua các ứng dụng ngày càng tăng, các công ty Nhật Bản và Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm robot giao đồ ăn trong nhà.

Công ty phân phối thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc, Meituan Dianping, đang thử nghiệmrobot không người lái của mình tại khoảng 10 văn phòng và khách sạn tại các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thâm Quyến, theo người đứng đầu Meituan Dianping, ông Xia Huaxia tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới ở Trung Quốc vào ngày 29/8.

Robot  giao đồ ăn  của Meituan Dianping.
Robot giao đồ ăn của Meituan Dianping.

Nhật Bản là nhà sản xuất robot công nghiệp hàng đầu thế giới năm 2017 cũng đang ráo riết phát triển các robot giao hàng của riêng mình.

Nhà sản xuất robot ZMP có trụ sở tại Tokyo đã phát triển và thử nghiệm một robot giao thức ăn trong các trường đại học và khu chung cư. Những robot này có thể điều hướng các môi trường như tòa nhà văn phòng, căn hộ và trường đại học để độc lập mang thức ăn đến cho khách hàng thông qua thang máy hoặc cầu thang.

"Có những lý do chính đáng rằng các trường đại học, khối văn phòng, khách sạn và bệnh viện là một trong những môi trường đầu tiên triển khai robot trong việc cung cấp thực phẩm", theo James Lambert, Giám đốc tư vấn kinh tế cho châu Á tại Oxford economics, nói với CNBC trong email.

"Đây là những môi trường cố định và có thể dự đoán được, trong đó các robot được giao nhiệm vụ với các chức năng thông thường", theo Lam Lambert.

Tiết kiệm thời gian, khắc phục tình trạng thiếu lao động

Theo Xia Huaxia, người đứng đầu của Meituan Dianping cho rằng: "Rotbot của chúng tôi có thể di chuyển qua những toà nhà cao tầng và đặt đồ ăn trước cửa nhà khác hàng, giống như một nhân viên giao hàng bình thường nhưng nó có tốc độ nhanh hơn".

Ông cho biết điều này sẽ tiết kiệm khoảng 5-7 phút mỗi lần giao hàng, tương đương với 1-2 nhân dân tệ.

Chú robot giao đồ ăn Carriro Deli của ZMP.
Chú robot giao đồ ăn Carriro Deli của ZMP.

Trong cuộc thử nghiệm tháng 4 vừa qua, Tập đoàn ZMP có trụ sở tại Tokyo đã triển khai thí điểm dịch vụ giao đồ ăn và nước uống bằng robot CarriRo Deli đến một khu căn hộ của người Hàn Quốc. Trước đó, tập đoàn này cũng tiến hành thử nghiệm tại một số trường đại học và nhiều nơi khác tại Nhật Bản.

Mô hình CarriRo Deli được công bố năm ngoái, cao 109cm, dài 96cm, rộng 66cm, chạy bằng pin và sử dụng các thiết bị cảm biến để di chuyển dựa trên một bản đồ tham khảo. Ngoài khả năng mang tới 50kg hàng hóa và di chuyển với vận tốc 6 km/h, chú robot này còn có thể nói được những câu ngắn như “Xin chào” và “Xin cảm ơn”. CarriRo Deli được thiết kế với 4 màu đỏ, vàng, xanh và bạc với mỗi màu có một giọng nói khác nhau.

Để khiến cho chú robot có phần giống người hơn và tăng tính tương tác với khách hàng, ZMP đã trang bị mắt bằng đèn LED thêm cho robot. Theo các chuyên gia ZMP, CarriRo Deli là robot giao hàng tự động duy nhất trên thế giới có mắt.

Những đổi mới trong chế tạo robot cũng nhằm là để giải quyết tình trạng thiếu lao động và giảm thời gian giao hàng.

Yếu tố con người vẫn quan trọng

Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng do tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa. Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản, tính đến ngày 1/1/2019, dân số Nhật Bản đứng ở mức 124,8 triệu người. Năm 2018, số người ở độ tuổi lao động từ 15 – 64 tuổi giảm 0,28% xuống còn 59,49%. Do thiếu lao động trong nước, các ngành dịch vụ và sản xuất Nhật Bản đang tuyển dụng thêm nhiều lao động nước ngoài, đồng thời tổ chức lại lĩnh vực kinh doanh và ngừng cung cấp một số dịch vụ.

Nhật Bản và Trung Quốc là người đầu tiên nhảy vào xu hướng giao thức ăn bằng robot.

Robot không thể hoàn toàn thay thế con người để giao thực phẩm cho khác hàng.
Robot không thể hoàn toàn thay thế con người để giao thực phẩm cho khác hàng.

Robot giao thực phẩm có thể là một cách giúp các công ty cắt giảm chi phí, nhưng nó cũng phụ thuộc vào một vài yếu tố khác.

"Chi phí phát triển robot, giám sát từ xa, thông tin liên lạc, bảo mật và có thể là bảo hiểm, cần được tính đến khi các công ty đánh giá lợi ích", Jing Bing Zhang, giám đốc nghiên cứu tại IDC Worldwide Robotics, nói với CNBC.

"Tuy nhiên, về mặt nhân lực, để thay con người bằng robot trong việc giao hàng sẽ cần một thời gian rất dài", theo Lambert của Oxford Economics cho biết. "Con người sẽ tiếp tục tương tác và hợp tác với robot".

Ông Xia Huaxia cũng đồng tình với ý kiến trên: "Vào năm 2025, công ty của chúng tôi dự kiến sẽ tăng gấp 3 lượng nhân viên, mặc dù các robot có thể giải quyết 1/2 đơn đặt hàng, nhưng chúng tôi vẫn cần thêm nhân viên".

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement