14/09/2017 08:13
Nhà lãnh đạo nên ngừng hỏi nhân viên câu này
Tôi có thể giúp bạn như thế nào?”. Nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý có thể nghĩ đây là câu hỏi tuyệt vời dành cho nhân viên, nhằm khuyến khích nhân viên nói lên suy nghĩ.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo hãy ngừng hỏi nhân viên câu này, để tránh đi vào vết xe đổ của rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý khác. Vì hóa ra câu hỏi này lại gây tổn thương nhiều hơn là giúp đỡ nhân viên.
Một bài viết trênInc.đã giải thích lý do vì sao “Tôi có thể giúp bạn như thế nào?” là một câu hỏi không hay lắm khi cấp trên yêu cầu nhân viên phát biểu ý kiến:
1. Thể hiện sự lười biếng
Khi nhà quản lý hỏi nhân viên “Tôi có thể giúp bạn như thế nào?”, họ đã không đưa ra bất kỳ ý tưởng cụ thể nào về việc giúp đỡ đó. Thay vào đó, họ lại trông cậy nhân viên làm một phần việc rất khó khăn là, giúp họ tìm cách cải thiện khả năng lãnh đạo.
Mong rằng nhân viên sẽ cho mình biết nên làm gì để cải thiện vấn đề mà không tự suy nghĩ là một cách làm của nhà lãnh đạo lười biếng.
2. Đặt áp lực lên nhân viên
Giữa nhân viên và nhà quản lý luôn tồn tại một khoảng cách nhất định. Và khi nhà quản lý hỏi câu “Tôi có thể giúp như thế nào?”, nhân viên sẽ cảm thấy áp lực vì không đoán định được sếp có đang sẵn sàng nghe những thông tin tiêu cực hay không. Kết quả là, thay vì trả lời một cách trung thực, họ có xu hướng trả lời một cách… ngoại giao.
3. Mang tính mơ hồ
Nhân viên sẽ phải động não suy nghĩ xem sếp đang hỏi về dự án nào, vấn đề nào, họ không biết có nên đề cập đến vấn đề đã diễn ra trong cuộc họp tuần trước không, hay tiến trình thực hiện một dự án cụ thể nào đó, hoặc có thể là sếp đang muốn hỏi về một vấn đề lớn hơn, như chiến lược kinh doanh sắp tới chẳng hạn… Trên thực tế, rất khó đoán biết chính xác điều lãnh đạo đang yêu cầu khi họ đặt câu hỏi “Tôi có thể giúp như thế nào?”.
Như vậy, nếu lãnh đạo thực sự muốn biết cách để giúp đỡ và hỗ trợ một nhân viên, hãy thử cách làm sau: Đầu tiên, hỏi về một điều gì đó cụ thể mình có thể giúp. Tiếp theo là tự chỉ ra, phê bình những thiếu sót của mình, thay vì chờ nhân viên làm điều đó. Vì càng chủ động chia sẻ những suy nghĩ của mình nhằm khiến mọi thứ tốt hơn, nhà lãnh đạo càng tạo điều kiện tốt hơn cho nhân viên nói lên những suy nghĩ thực sự của họ.
Ví dụ về một số câu hỏi cụ thể nhà lãnh đạo nên đặt ra cho nhân viên trong trường hợp này: “Trong quá trình chạy các dự án, bạn có nghĩ cách quản lý của tôi quá vi mô?”, “Tôi đã cung cấp đủ thông tin để bạn thực hiện phần việc này?”, “Tôi có khiến bạn bị gián đoạn công việc quá nhiều với lịch họp mỗi ngày không?”…
Advertisement
Advertisement