Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguyên nhân khiến xe máy giật cục, chết máy khi đi dưới trời mưa ngập là gì?

Tiêu dùng thông minh

30/05/2019 10:19

TP.HCM đang chuyển vào mùa mưa, vì thế rất có thể có nhiều đoạn đường bị ngập úng, chạy xe máy dưới điều kiện như vậy rất gây hại cho xe.

Đã đến mùa mưa, các phương tiện di chuyển ngoài đường sẽ luôn phải đề phòng các tình huống xấu bởi nước và lửa là 2 thành phần rất kỵ nhau. Trong những chiếc xe gắn máy, "lửa" sẽ nằm ở 2 bộ phận chính đó là điện và khối động cơ, khi nước xâm nhập được vào các bộ phận này, chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ "chết yểu" và khó có thể sử dụng được.

Nhiều xe khi sử dụng bình thường thì hoàn toàn tốt thế nhưng, cứ đến khi trời mưa hay ngập úng, chiếc xe sẽ "đổ bệnh" và khiến chủ xe không biết phải xoay sở ra sao trong điều kiện thời tiết xấu như vậy.

xemaybingapnuocthixu-2df0

Đi xe qua vùng ngập hay trời mưa to dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe máy.

Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao chiếc xe máy của bạn lại không hoạt động như ý muốn khi trời mưa, ngập úng để giải quyết tình trạng này, tránh mất công, mất việc trong mùa mưa đang tới.

1. Bugi ướt

Bao giờ cũng vậy, khi chiếc xe máy của bạn đang di chuyển trên con đường mưa, ngập mà bị chết máy hay nổ ngắt quãng. Hãy nghĩ ngay đến việc Bugi và tẩu bugi ở phía đầu khối động cơ bị nước vào đầu tiên.

Bugi là bộ phận giúp đánh lửa cho chiếc xe và liên quan trực tiếp đến quá trình nổ của cỗ máy. Khi bị ướt đầu Bugi hoặc tẩu bugi, bộ phận này sẽ không thể truyền điện tới bộ phận đánh lửa để có thể đốt cháy hỗn hợp xăng và khí ở trong buồng đốt và từ đó, chiếc xe máy của bạn sẽ không thể khởi động được dù có ấn nút đề bao nhiêu lần đi nữa.

maxresdefault-faea

Bugi ướt gây cho xe tình trạng khó nổ.

Như vậy, bước đầu tiên mà bạn cần làm trong lúc này là cúi xuống nhìn vào khối động cơ của mình, tìm vị trí đầu bò của xe nơi có một tẩu bugi bằng nhựa hoặc cao su nối với cỗ máy. Sau khi đã xác định được vị trí của nó, đối với các loại xe số có cỗ máy lộ thiên thì rất dễ dàng, bạn có thể tháo tẩu này ra kiểm tra và cố gắng làm khô nó và đầu bugi phía trong rồi cắm lại và đề thử.

Đối với những chiếc xe tay ga, vị trí của khu vực này khá khó để một người sử dụng tay không có thể với tới và kiểm tra được nên hãy cố gắng tìm đến các cửa hàng sửa xe gần nhất.

2. Lọc gió ướt

Lọc gió là bộ phận giống như mũi của con người, nó có tác dụng lọc không khí trước khi được đưa vào chế hòa khí và tới buồng đốt của chiếc xe để ngăn cản bụi bẩn. Khi bộ lọc gió bị ướt, những gì chế hòa khí của bạn hút vào buồng đốt sẽ là nước và quá trình nổ của xe sẽ thiếu nhiên liệu đốt. Từ đó, chiếc xe sẽ không thể nổ và sử dụng được.

Đối với xe số, bộ phận lọc gió thường được nằm phía bên trong thân xe nên rất khó để ướt được bộ phận này trừ khi nước ngập quá sâu và hộp lọc gió của bạn bị nứt vỡ. Khả năng bị ướt lọc gió của xe số thấp hơn nhiều so với xe tay ga.

Còn với xe tay ga, do thiết kế bộ lọc gió thường được đặt thấp cùng vị trí với cỗ máy ở phía sau của xe, bộ phận này rất dễ bị ngập nước và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng xe của người lái.

xe-ga-loi-nuoc-1-36d1

Lọc gió xe tay ga dễ bị ngấm nước khi lội qua vùng ngập lụt.

Để xử lý lọc gió ướt tạm thời, chúng ta có thể tháo hộp lọc gió ra chỉ với một chiếc tô vít 4 cạnh hay bộ lục tùy vào thiết kế xe. Sau đó tháo lọc gió ra và vẩy khô hoặc vắt cho hết nước. Nên nhớ, lọc gió sau khi ướt sẽ làm giảm chức năng hút gió nên xe sẽ có cảm giác yếu và ì hơn. Vậy nên sau khi xử lý tạm thời như vậy, chúng ta nên đưa xe đi kiểm tra và làm khô lại bộ phận này.

3. Chế hòa khí có nước

Với thiết kế nguyên bản cùng các bộ zoăng kín, đai cổ hút kín thì việc chế hòa khí bị vào nước chỉ có thể từ lọc gió ướt mà ra. Thế nhưng, nhiều trường hợp xe máy sau khi mang đi sửa chữa tại các địa chỉ sửa xe không có tâm thì việc rách zoăng, lỏng cổ hút là chuyện thường tình.

Cũng vì thế, những chiếc xe máy này khi di chuyển dưới điều kiện trời mưa thường bị nước hút vào chế hòa khí, dẫn đến tình trạng khó nổ, nổ lọp bọp hay không thể khởi động được.

garanti-va-xang-gio-0506

Ốc xả xăng thường nằm ở vị trí màu xanh trên ảnh.

Để xử lý tình trạng này, chúng ta có thể xử lý dễ dàng với các mẫu xe số có thiết kế cỗ máy và chế hòa khí "lộ thiên". Bạn có thể sử dụng tô vít để vặn một con ốc xả phía đáy chế hòa khí sau khi đã khóa xăng, việc này sẽ giúp toàn bộ lượng xăng trộn với nước bên trong chế hòa khí được đưa ra ngoài và xăng sẽ lại được hút vào buồng đốt một cách bình thường.

4. Nước vào láp đối với xe tay ga

Láp là bộ phận có vị trí thấp nhất của xe ga, vì vậy bộ phận này sẽ rất dễ bị nước tràn vào qua ống thông hơi, gây hỏng dầu láp, làm mất khả năng bôi trơn, tản nhiệt, dẫn đến phớt nước bị hư hại, ảnh hưởng trực tiếp đến các bánh răng bên trong và làm mất khả năng di chuyển của xe tay ga dù có tăng ga đến mấy.

xe-ga-loi-nuoc-3-e2c3
Láp là bộ phận dễ bị nước tràn vào.

Để xử lý khi nước vào bộ phận này, chúng ta chỉ còn cách là thay dầu láp mà thôi. Việc chủ quan không vệ sinh và thay dầu láp sau khi lội nước sẽ dẫn đến các hiện tượng như hú láp, lắc ổ bi trụng, ì xe hay thậm chí là vỡ láp. Ngoài ra, láp yêu cầu loại dầu riêng, không thể sử dụng dầu máy để đổ vào láp do sự khác nhau về độ đậm đặc.

Trên là một số trường hợp có thể xảy ra với những chiếc xe máy có hiện tượng giật, yếu hay khó nổ khi đi dưới điều kiện trời mưa ngập. Hãy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng chiếc xe của mình tại những cơ sở uy tín để chiếc xe luôn "ngon" và hoạt động tốt nhất khi bạn cần.

NGÔ SINH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement