Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão

Lối sống

25/01/2024 08:15

Ngay từ sáng sớm 25/1 (tức rằm tháng Chạp), bất chấp thời tiết lạnh buốt, người dân Hà Nội vẫn tất bật đi mua sắm, khiến các khu chợ vô cùng nhộn nhịp.

Tất bật cúng sắm lễ cúng rằm

Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của năm. Theo quan niệm dân gian, trước khi đón năm mới sẽ có 3 lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm rằm tháng Chạp, cúng ông Công, ông Táo và cúng tất niên. Trong đó rằm tháng Chạp là lễ cúng sớm nhất, cũng là dấu hiệu một mùa Tết Nguyên đán tất bật đã chính thức bắt đầu.

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 1.

Người Hà Nội tất bật mua sắm đồ lễ cúng rằm tháng Chạp năm Quý Mão. Ảnh: VTVNews

Ngay từ sáng sớm 25/1, nhiều khu chợ dân sinh ở Hà Nội như Thanh Hà, Yên Phụ, Hàng Bè...đã náo nhiệt, rất đông người mua sắm đồ lễ.

Lễ cúng rằm tháng Chạp không khác nhiều so với những ngày rằm khác trong năm, tuy nhiên đây là ngày rằm cuối cùng của năm, nên nhiều gia đình có tâm lý chuẩn bị cầu kỳ, tươm tất hơn.

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 2.

Đây là thời điểm mà hầu như gia đình nào cũng cất công chuẩn bị những mâm lễ dâng lên tổ tiên, để chuẩn bị đón những điều an lành trong năm mới sắp tới. Ảnh: VTVNews

Đặc biệt, những món hàng chỉ xuất hiện dịp Tết Nguyên đán như hoa đào rất được ưa chuộng. Vì thế, trong ngày rằm tháng Chạp, những cành đào nhỏ phù hợp cắm trên ban thờ được mua rất nhiều. Giá mỗi cành dao động 100.000 - 150.000 đồng, cành lớn hơn có giá từ 200.000 đồng trở lên.

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 3.

Ảnh: VTVNews

Các cửa hàng vàng mã có phần tấp nập hơn do đây là mặt hàng không thể thiếu trong lễ cúng rằm tháng Chạp. Mặc dù việc đốt vàng mã vào những ngày lễ không được khuyến khích, nhưng do tâm lý phổ biến trong người dân “trần sao âm vậy” nên mặt hàng này vẫn đông khách mua, đặc biệt dịp cận Tết Nguyên đán.

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 4.
Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 5.

Tranh thủ mua lễ cúng rằm, người dân thường lựa chọn nhiều món đồ vàng mã để bày biện lên ban thờ dịp cuối năm cũ và đầu năm mới. Vì thế, ngay từ bây giờ, nhiều cửa hàng đã bày bán đồ ông Công, ông Táo. Ảnh: VTVNews

Những quầy bán hoa và trái cây cũng đông khách, người bán không ngơi tay. 

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 6.

Ai cũng sắm sửa đầy ắp đồ lễ cho ngày rằm cuối năm. Ảnh: VTVNews

Gà ngậm hoa hồng tại chợ Hàng Bè chưa bao giờ hết "hot" trong những dịp lễ Tết. Mỗi con gà có trọng lượng 1,5 - 1,7kg được bày bán với mức giá 500.000 - 700.000 đồng/con. Xôi gấc, xôi ngũ sắc có giá 50.000 - 100.000 đồng/đĩa.


Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 7.

Những quầy bán đồ chế biến sẵn như nem, cá kho, giò chả...đông khách hơn hẳn ngày thường.

Dịch vụ đặt cỗ cúng Rằm tháng Chạp giao tại nhà hút khách

Để phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn, đặc biệt ngày Rằm vào dịp giữa tuần, nhiều gia đình ở Hà Nội lựa chọn đặt các mâm cỗ trên mạng để tiết kiệm thời gian, lại có mâm cỗ đầy đủ, đẹp mắt dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Các nhà hàng, tiểu thương, đầu bếp gia đình đã bắt đầu đăng bán các mâm cỗ làm sẵn trên các hội nhóm, mạng xã hội từ đầu tuần trước. Năm nay, các mâm cỗ đa dạng với nhiều món, kiểu trang trí và ở các mức giá khác nhau, bao gồm mâm cỗ mặn và mâm cỗ chay.

Người Hà Nội tất bật sắm lễ cúng rằm cuối cùng năm Quý Mão- Ảnh 8.

Mâm cúng chay có giá thấp hơn, chỉ từ 180.000 đồng-250.000 đồng. Ảnh: Mâm cúng chay Mộc Mộc

Mỗi mâm cỗ mặn có giá khoảng 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, tùy vào nhu cầu của khách hàng, bao gồm các món từ truyền thống, cơ bản đến sang trọng như gà luộc, rau củ xào, bánh chưng, canh măng... Trong khi đó, mâm cỗ chay có giá thành rẻ hơn, chỉ khoảng 180.000-250.000 đồng/mâm.

Trên mạng xã hội, mâm cỗ cúng truyền thống tiêu chuẩn được đặt sẵn theo lệ là 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Bốn bát gồm chân giò lợn hầm măng lưỡi, canh bóng, miến, chim hầm... Bốn đĩa thường có xôi gấc, giò lụa/thịt nấu đông, nem, gà luộc... Các gia đình cúng lớn có thể làm 6 bát 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa...

Với các mâm cỗ đặt hàng, nhà hàng có thể cung cấp dịch vụ cho mượn bát đĩa gốm, sứ. Một số nơi dùng bát, đĩa nhựa để tiện việc vận chuyển, sử dụng.

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement