Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người dân tiếp tục nỗi lo mang tên "dịch tả heo châu Phi"

Giá cả hàng hóa

02/07/2020 09:49

Giá heo hơi đang tăng cao, do đó người dân đang gấp rút tái đàn nhưng dịch tả heo châu Phi đang có những diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương. Nguy cơ loại dịch bệnh này bùng phát trở lại, gây thiệt hại cho người dân, DN là rất cao

Theo đó, đợt dịch tả heo châu Phi năm 2019 khiến đàn heo 35 con của gia đình ông Trần Xuân Dụ (đội C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị chết phải tiêu hủy, ước thiệt hại gia đình hơn 100 triệu đồng.

Nhờ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: thường xuyên rắc vôi bột khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại, chọn giống cẩn thận từ nơi có uy tín,… Do đó gia đình cũng đã xuất chuồng an toàn một lứa heo. Nên ông mạnh dạn đầu tư tăng số lượng heo trong chuồng dù thời điểm đó giá heo giống đang tăng cao.

  Trước nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh, nhiều hộ chăn nuôi đang e dè trong việc tái đàn.

Trước nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh, nhiều hộ chăn nuôi đang e dè trong việc tái đàn.

Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu, từ đầu tháng 4/2020, đàn heo của gia đình ông bắt đầu có một số con rải rác mắc bệnh và phải tiêu hủy. Đến đầu tháng 6 vừa qua, sau khi có nhiều con heo mắc bệnh chết không rõ lý do, gia đình đã báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Sau khi cơ quan thú y lấy mẫu xét nghiệm đã xác định đàn heo của gia đình ông Dụ mắc dịch tả heo châu Phi, tổng số đàn heo phải tiêu hủy từ tháng 4 - 6/2020 của gia đình là 30 con.

“Không hiểu nguyên nhân tại sao lại bị dính dịch tả đợt 2. Lo nhất bây giờ là tái đàn tiếp vào thì lại dính dịch bệnh. Hiện giờ đã xây dựng chuồng trại, nếu không chăn nuôi thì không được, mà chăn nuôi tiếp thì không biết sẽ như thế nào. Gia đình chúng tôi đang rất khó khăn, còn nợ ngân hàng qua 2 đợt dịch, rất lo không biết lấy khoản gì để mà trả ngân hàng”, ông Trần Xuân Dụ chia sẻ với VOV.

Ông Đỗ Thái Mỹ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên chia sẻ với TTXVN, tính đến ngày 28/6, toàn tỉnh Điện Biên có 7 xã thuộc 3 huyện, thành phố tái phát dịch tả heo châu Phi, cụ thể là: Thanh Xương, Pom Lót, Sam Mứn, Thanh Hưng (huyện Điện Biên); Mường Mươn (huyện Mường Chà); Pá Khoang, Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ).

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương.

Tổng số heo tiêu hủy gần 90 con, trọng lượng gần 2,5 tấn; trong đó, gần nhất là xã Mường Phăng phát sinh dịch ngày 10/6, đến nay không phát sinh thêm heo mắc bệnh, tiêu hủy. Các địa phương trên cũng đã có quyết định công bố dịch bệnh trên địa bàn và thực hiện các biện pháp phòng chống đối với dịch bệnh.

Còn tại tỉnh Nghệ An, dịch tả heo châu Phi cũng bắt đầu bùng phát trở lại khiến tổng nguồn cung tại địa phương này giảm trầm trọng.

Theo đó, tính từ tháng 3/2019 khi ổ dịch đã bùng phát đầu tiên ở tỉnh này cho đến nay bệnh đã xảy ra ở 21.456 hộ dân thuộc 2.628 xóm của 357 xã tại 21 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh. Tổng số heo đã bị tiêu hủy lên đến 95.724 con chiếm hơn 10% tổng đàn. Từ đầu năm 2020 lại nay, DTLCP đã xảy ra ở 449 hộ dân thuộc 62 xã của 11 huyện, với 1.665 con heo phải tiêu hủy.

Tại thời điểm này DTHCP tiếp tục tái phát ở 8 xã thuộc huyện Thanh Chương với số lượng heo bị tiêu hủy 234 con. Toàn huyện đang tập trung lực lượng cán bộ kỹ thuật của huyện cùng với chính quyền các địa phương bao vây dập dịch với phương châm "Xử lý triệt để không bỏ sót".

Bộ NN-PTNT đã có văn bản cảnh báo về nguy cơ bùng phát trở lại của dịch tả heo châu Phi. Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch tả heo châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều ổ dịch đã xuất hiện tại các xã, phường đã qua 30 ngày không có ổ dịch mới thuộc các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Quảng Nam...

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những  khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi, Bộ NN&PTNT vừa có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực để tổ chức  thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Sở NN&PTNT các tỉnh, TP thành lập ngay các đoàn công tác do lãnh đạo Sở, lãnh đạo UBND làm trưởng đoàn; cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp địa phương có ổ dịch (chưa qua 30 ngày), để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện  lợn mắc  bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả heo châu Phi; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

Cùng với đó, tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán heo để nuôi thương phẩm và heo đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm heo bất hợp pháp qua biên giới theo nội dung Công văn số 3991 của Bộ NN&PTNT.


PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement