Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người châu Á tìm kiếm 'siêu thực phẩm' thay thế gạo

Lối sống

20/11/2023 09:14

Gạo là lương thực chính trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, gạo trắng có thể không phù hợp với một số người có nhu cầu ăn kiêng. Vì thế, có thể lựa chọn các loại ngũ cốc khác thay thế gạo để làm cho chế độ ăn đa dạng hơn.

Quinoa là loại hạt có thể thanh thế gạo và nó không chứa gluten, nhưng hàm lượng protein cao hơn nhiều so với gạo. Trên thực tế, khi nấu chín 92 gam quinoa có thể cung cấp 4 gam protein. Hàm lượng này cao gấp đôi so với khẩu phần gạo trắng.

Hơn nữa, thành phần protein của quinoa là hoàn chỉnh, điều đó có nghĩa là nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Cho nên, quinoa trở thành một nguồn protein tuyệt vời dành cho người ăn chay.

Ngoài ra, nó cũng là một nguồn tốt của các khoáng chất như magie và đồng. Các chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và bảo vệ sức khỏe của xương.

Người châu Á tìm kiếm 'siêu thực phẩm' thay thế gạo - Ảnh 1.

Salad quinoa tabbouleh tươi với cà chua, ớt và dưa chuột. Ảnh: Shutterstock

Khi chạm đến cột mốc 50 tuổi, Frankie Mao người Singapore đã quyết định quay lưng lại với cơm trắng, kể cả món cơm gà yêu thích của ông, gia nhập hàng ngũ tầng lớp trung lưu châu Á thận trọng với carbohydrate để cải thiện sức khỏe của họ.

Trong 11 năm kể từ đó, Mao đã chuyển sang mì soba kiều mạch, quinoa, gạo lứt và cơm từ súp lơ. 

"Sau khi chuyển sang các loai thực phẩm thay thế gạo trắng, tôi nhận ra rằng việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi ăn cơm trắng, bạn luôn cảm thấy đầy hơi, điều đó không thành vấn đề nếu bạn còn trẻ". 

Sự chuyển đổi của Mao phản ánh việc người dân ngày càng chú ý và theo đổi lối sống lành mạnh hơn, điều mà những người trong ngành thực phẩm và y tế cho rằng đã bắt đầu phát triển trên khắp châu Á cách đây một thập kỷ và hiện tại đã trở thành một thị trường mạnh mẽ như ngày nay. 

Hàng loạt trung tâm thương mại đều có nhà hàng và quán cà phê cung cấp dịch vụ ăn uống lành mạnh với rau củ quả tươi mới và các món ăn được chế biến từ thịt có nguồn gốc thực vật.

Người châu Á tìm kiếm 'siêu thực phẩm' thay thế gạo - Ảnh 2.

Bột yến mạch và quả việt quất tươi rắc đường nâu. Ảnh: Shutterstock

Các nghiên cứu cho biết thị trường thịt làm từ thực vật ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng 25% lên 1,7 tỷ USD vào năm 2025.

Nhưng việc ăn uống lành mạnh hơn dường như chỉ nhắm đến tầng lớp trung lưu - những người có đủ khả năng chi trả cho việc ăn uống đó ở mức thu nhập từ trung bình đến cao hơn do chi phí cao hơn. Ví dụ, 1kg quinoa tại siêu thị có thể có giá lên tới 20 đô la Singapore - cao gấp 5 lần so với gạo trắng.

Vì vậy, trong khi gạo súp lơ, couscous, quinoa có thể đang phát triển thì sự tàn lụi của gạo trắng đã bị phóng đại quá mức.

Julian Lee, giám đốc điều hành của Nature's Superfoods, một thị trường hữu cơ trực tuyến có trụ sở tại Singapore, cho biết: "Ở châu Á, gạo là mặt hàng chủ yếu mà ngay cả những người có ý thức về sức khỏe cũng không thể thiếu. Tuy nhiên, nhận thức về sức khỏe và cách tiêu thụ gạo vừa phải để ăn uống lành mạnh hơn chắc chắn đã tăng lên. Nhiều người đang chuyển sang ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt hoặc quinoa". 

Sự quan tâm và tiêu dùng các "siêu thực phẩm" – nguyên liệu giàu dinh dưỡng từ bột yến mạch đến quả việt quất đã tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2011, nhưng hầu hết vẫn coi gạo trắng là thứ cần thiết trong chế độ ăn uống của mình.

Lee cho biết, cơ sở khách hàng thuộc mọi nhóm tuổi, từ những người trẻ tuổi yêu thích thể dục đến những người cao tuổi đang tìm cách cải thiện chế độ dinh dưỡng cho đến các bậc cha mẹ trẻ đang cố gắng giới thiệu thực phẩm lành mạnh hơn cho con cái họ.

Người châu Á tìm kiếm 'siêu thực phẩm' thay thế gạo - Ảnh 3.

Các nhà dinh dưỡng luôn khuyến khích ăn các loại thịt, cá, trứng, quả hạch, hạt, rau, trái cây và chất béo lành mạnh.

Vin Vin Khu, giám đốc của Meals in Minutes có trụ sở tại Malaysia, chuyên cung cấp các món ăn lành mạnh chế biến sẵn cho biết, bên cạnh gạo lứt hoặc quinoa, cơm từ súp lơ đã nổi lên như một loại thực phẩm thay thế do hàm lượng calo thấp hơn và giá trị dinh dưỡng cao hơn. 

"Các loại siêu thực phẩm như cơm súp lơ và quinoa không chứa gluten và ít carbs, khiến chúng phù hợp với những người nhạy cảm với gluten và được những người theo chế độ ăn kiêng low-carb hoặc chế độ ăn kiêng Paleo ưa thích", cô nói. 

Quinoa không phải lúc nào cũng có được danh tiếng ngày càng phổ biến như ngày nay. Vào năm 2018, nhà lãnh đạo Malaysia khi đó là Najib Razak đã bị phe đối lập chế giễu khi nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng ông đã chuyển sang sử dụng ngũ cốc Peru không chứa gluten vì sức khỏe của mình.

Những bình luận của ông được coi là xa cách, đã gây ra sự cạnh tranh giữa các đối thủ chính trị để tự nhận mình là người ăn cơm. Mahathir Mohamad cho biết trên mạng xã hội rằng ông chỉ ăn "gạo địa phương" trong khi những người khác khẳng định họ chưa bao giờ nghe nói đến loại ngũ cốc đắt tiền này cho đến khi có bình luận lạc lõng của Najib.

Tuy nhiên, ở Indonesia lân cận, các chủ nhà hàng đang tìm kiếm thành công với các sản phẩm thay thế gạo khi mạng xã hội đưa ra xu hướng thực phẩm từ phương Tây và mọi người lựa chọn những bữa ăn lành mạnh hơn.

Donny H. Kusuma, giám đốc tiếp thị của nhà hàng Grains of Glory có trụ sở tại Jakarta, cho biết đã có "sự gia tăng phổ biến" các lựa chọn thay thế gạo như quinoa sau đại dịch, khi ý thức về sức khỏe thu hút người tiêu dùng.

Người châu Á tìm kiếm 'siêu thực phẩm' thay thế gạo - Ảnh 4.

Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe luôn theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng và tìm kiếm các lựa chọn bữa ăn có hàm lượng carbohydrate thấp hơn. Ảnh: TNS

Donny cho biết, ban đầu, việc định hình thực đơn gồm các loại ngũ cốc và hạt "mới và độc đáo" là một canh bạc, nhưng các lựa chọn thay thế đã bán rất chạy, đặc biệt là đối với những người tiêu dùng đang tìm kiếm các lựa chọn bữa ăn có hàm lượng carbohydrate thấp hơn.

Một nhà hàng khác ở Jakarta, Seed, cũng phục vụ các món ăn tốt cho sức khỏe sử dụng các loại gạo thay thế, bao gồm cả cơm súp lơ.

Một trong những sản phẩm bán chạy nhất của họ, một phiên bản của món ăn quốc gia Indonesia nasi goreng hoặc cơm chiên, đã thay thế gạo trắng được sử dụng truyền thống bằng quinoa để làm "cơm chiên quinoa".

Người đồng sáng lập Carissa Widjojo cho biết hầu hết khách hàng của họ là những người trẻ tuổi, luôn theo dõi chặt chẽ vấn đề dinh dưỡng và đang "muốn thử điều gì đó mới mẻ".

Cô nói thêm: "Những người lớn tuổi quan tâm đến sức khỏe vẫn thích gạo, họ có xu hướng chọn gạo lứt thay vì các lựa chọn thay thế như quinoa hoặc súp lơ". Ở Singapore, Mao cho biết nhiều bạn bè của ông "không thể thay đổi" thói quen ăn cơm trắng cả đời, phần vì thói quen, phần vì điều kiện kinh tế không cho phép và lối sống lành mạnh này cũng chưa phổ biến ở những nơi hẻo lánh xa xôi. 

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement