Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người bị sốt xuất huyết rồi có thể bị lại, lần sau nặng hơn lần trước

Vĩ mô

07/08/2017 07:01

Đã có nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi, liệu mình bị mắc sốt xuất huyết rồi thì có bị lại nữa không? Các bác sĩ khẳng định, những người bị sốt xuất huyết rồi có thể bị lại, thậm chí lần sau nặng hơn lần trước.

Theo Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 60.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 18 trường hợp tử vong.

Trước sự gia tăng mạnh mẽ số người mắc bệnh sốt xuất huyết, nhiều tỉnh, thành phố đã đủ điều kiện công bố dịch sốt xuất huyếttrên địa bàn. Tuy nhiên, hiện naymới chỉ có tỉnh Hà Nam công bố dịch sốt xuất huyết.

Tại TP.HCM, Sở Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 11.195 ca mắc, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016 (9.051). Tại thành phố đã có 4 ca tử vong do sốt xuất huyết. Huyện Cần Giờ là địa bàn có số ca mắc cao nhất, tiếp theo là quận 12, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn….

Sốt xuất huyếtlần sau nặng hơn lần trước

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, ai cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết, dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên. Đặc biệt, lần mắc bệnh sau sẽ nặng hơn lần trước. Hiện đang tồn tại 4 tuýp virus sốt xuất huyết.

Theo Cục Y tế dự phòng, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus còn lại.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bị sốt xuất huyết rồi có thể bị bệnh nữa, và lần sau nặng hơn lần trước. Ảnh minh họa: Lãnh đạo Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - Ảnh: N.P

“Nếu một người đã nhiễm với một chủng virus thì có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với virus đó, nhưng chưa có khả năng miễn dịchvới những chủng virus còn lại”, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo.

Điểm nhận dạng loại muỗi gây sốt xuất huyết là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. Khi muỗi vằn đốt người bị nhiễm virus mang mầm bệnh, virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần, sau đómuỗi có khả năng truyền bệnh cho người khác.

Và một con muỗi đã nhiễm virus có thể truyền bệnh suốt đời của nó. Vì vậy, chỉ một con mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người.

Các bác sĩ cho biết, muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng ởnước sạch trong nhà hoặc gần nhà (lọ hoa, đồ vỏ hộp), hốc cây,vũng nước dưới đất, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây... Thời điểm mưahay nắng lên là lúcmuỗi vằnphát triển mạnh.

Trứng của loại muỗi này có thể chịu đựng được khô hạn hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước. Đặc biệt, loại muỗi này có thể đi theo các phương tiện giao thông, máy bay tới các khu vực khác để lây bệnh.

Các bác sĩ cho biết, loại muỗi này đốt người lúc cao điểm nhất là vào buổi sáng và hoàng hôn.

Quan trọng nhất là diệt lăng quăng

Sốt xuất huyết có thể sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết dưới da, chảy máu cam. Ở thể nặng, bệnh có thể gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong.

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, việc phòng bệnh còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Để hạn chế dịch bệnh lây lan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt loăng quăng.

Đối với những ca đã mắc bệnh, Bộ trưởng yêu cầu các bác sĩ phải cứu chữa kịp thời, hạn chế từ vong, không để dịch tễ lây lan. Đặc biệt, các cơ sở y tế không được để xảy ra tình trạng quá tải, nằm ghép, bệnh nhân vào viện phải được tiếp đón kịp thời.

Tại buổi đi kiểm tra tình hình sốt xuất huyết hồi TP.HCM đầu tháng 7, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân hãy dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm, rửa sạch các dụng cụ chứa nước tại nơi ở.

“Mỗi người dân hãy vệ sinh nơi ở của mình, hãy cùng nhau tuyên truyền về sốt xuất huyết để ngăn chặn dịch lây lan và đừng chủ quan với sốt xuất huyết”, Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ồ ạt nhập viện

Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,hiện mỗi ngày bệnh viện nàytiếp nhận khoảng 800 đến 1000 bệnh nhân. Trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, thậm chí nhiều trường hợp đã có biến chứng nặng mới nhập viện.

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nhấn mạnh, nhiều bệnh nhân không được vào viện đều trị, họ về nhà và tự ý truyền dịch, sau đó dẫn đến các biến chứng nặng nề, điển hình là sốc sốt xuất huyết. Khi bị sốc, bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

Đồng thời, bệnh viện còn phải mượn hàng trăm giường bệnh của một công ty tư nhân, mới có đủ giường cho bệnh nhân nằm. Hiện các loại máy truyền dịch, máy thở cũng đang thiếu trầm trọng do bệnh nhân quá đông.

NGỌC PHAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement