Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngoài Huawei, "danh sách đen" của Mỹ còn những cái tên nào?

Phân tích

30/05/2019 15:30

Có 143 công ty Trung Quốc và 317 công ty đến từ Nga nằm trong danh sách đen của Mỹ, chung số phận với gã khổng lồ công nghệ Huawei.

Giữa tháng 5, Mỹ đã công bố đưa Huawei vào danh sách đen. Theo sau đó, hàng loạt đối tác lớn tại Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM… tuyên bố "nghỉ chơi" với hãng công nghệ Trung Quốc.

Lệnh "cấm vận" xuất hiện trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lên hàng hóa của nhau trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng qua. Mỹ cho rằng điện thoại thông minh và thiết bị mạng lưới viễn thông của Huawei được chính phủ Trung Quốc sử dụng với mục đích gián điệp. Tuy nhiên, Huawei phủ nhận cáo buộc này.

Những tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động trái phép, gây nguy hại an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ bị xem xét và đưa vào danh sách đen.

Theo một tài liệu gồm 281 trang của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ, có tổng cộng 143 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen. Ngoài ra, trong danh sách này còn có 317 công ty đến từ Nga. Danh sách đen của Mỹ được bổ sung và thay đổi liên tục.

Trên thực tế, các tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen muốn hợp tác, mua bán các loại mặt hàng từ phần cứng đến phần mềm với công ty Mỹ buộc phải xin giấy phép từ BIS. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều bị từ chối.

Những công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực như điện tử, hàng không, chất bán dẫn và vật liệu công nghệ cao.

Một số cái tên đáng chú ý bao gồm Viện thiết bị điều khiển tự động Bắc Kinh, Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất hàng không Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc, Tenco Technology, Avin Electronics Technology và Multi-Mart Electronics Technology…

Bên cạnh đó, các trường Đại học lớn ở Trung Quốc cũng góp mặt trong danh sách đen của Mỹ như Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, Đại học Sun Yat-sen, Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Bách khoa Tây Bắc, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử.

 Đại học Sun Yat-sen cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ. Ảnh: TechNode.
 Đại học Sun Yat-sen cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ. Ảnh: TechNode.

Theo nguồn tin của Bloomberg, nhiều khả năng số lượng công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách đen của Mỹ sẽ tăng khi Washington mở rộng khu vực giám sát sang những công ty công nghệ cao ở một số đại lục.

Chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc bổ sung các nhà cung cấp hệ thống giám sát lớn ở Trung Quốc vào danh sách đen như Dahua Technology, Hikvision Digital Technology, Megvii, Meiya Pico và iFlytek.

Năm ngoái, chính phủ đã đưa ZTE vào danh sách đen, khiến tập đoàn viễn thông Trung Quốc lao đao. ZTE từng tuyên bố khai tử mảng smartphone vì không được phép sử dụng chip di động Qualcomm và hệ điều hành Android.

Sau 2 tháng, với khoản tiền phạt 1,2 tỷ USD, ZTE được chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận sử dụng công nghệ của nước này cho sản xuất smartphone và thiết bị mạng. Mỹ cũng cử cán bộ giám sát làm việc tại ZTE nhằm đảm bảo hãng tuân thủ quy định. Những người này sẽ báo cáo trực tiếp về Washington.

  ZTE từng vào danh sách đen của Mỹ. Ảnh: NYT.. 

ZTE từng vào danh sách đen của Mỹ. Ảnh: NYT.. 

Trong nỗ lực chống lại lệnh cấm vận của Washington, tập đoàn Huawei gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến.

Theo Reuters, kiến nghị của công ty trung Quốc được gửi tới Tòa án Quận phía đông Texas hôm 28/5. Đây là bản bổ sung cập nhật của đơn kiện mà Huawei đã gửi lên tòa án quận Texas từ hồi tháng 3, khi đó công ty Trung Quốc yêu cầu xem xét tính hợp hiến của điều khoản 899 của NDAA 2019.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement