12/11/2019 11:41
Ngày lễ độc thân giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử ở Đông Nam Á
Nền kinh tế internet đang ngày càng phát triển tại khu vực Đông Nam Á, và những ngày lễ như "Ngày độc thân" là liều thuốc kích thích tăng trưởng.
Lazada, công ty thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á, cho biết công ty đã nhận được 3 triệu đơn hàng trong vòng 60 phút đầu tiên của đợt mua sắm nhân ngày Lễ Độc thân. Lazada hiện đang có hoạt động tại 6 thị trường khu vực bao gồm: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Công ty mẹ Alibaba trong khi đó công bố tổng doanh thu bán hàng, một chỉ báo kinh doanh quan trọng, đạt 176,61 tỷ nhân dân tệ tức 25,23 tỷ USD trong 11 tiếng bán hàng đầu tiên. Lazada không công bố doanh thu bán hàng cụ thể.
Shopee thuộc công ty Sea Group công bố khối lượng đơn hàng trong giờ đầu tiên kinh doanh cao gấp 3 lần so với năm ngoái. Một đại diện của công ty cho biết công ty không thể cung cấp tổng số đơn hàng bởi đợt kích cầu mua sắm vẫn đang diễn ra.
Hoạt động mua sắm dịp Lễ Độc thân ở Trung Quốc được khởi động từ cách đây 1 thập kỷ và sau đó nhiều nhà bán lẻ tại Đông Nam Á cũng đã thực hiện theo để tăng doanh thu bán hàng.
Ảnh: CNBC. |
Nền kinh tế internet Đông Nam Á
Thương mại điện tử cùng với hoạt động chia sẻ xe được cho là các yếu tố chính thúc đấy nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á. Theo một báo cáo ngành, doanh thu từ hoạt động này ước tính đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Còn theo báo cáo từ Forrester, bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á sẽ tăng trưởng từ 19 tỷ USD năm 2018 lên 53 tỷ USD vào năm 2023, và chiếm khoảng 6,5% tổng doanh thu bán lẻ. Phần lớn hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ đến từ điện thoại di động.
Các chuyên gia thị trường nhận định về loại hình thương mại điện tử nơi mà các công ty xây dựng nền hệ thống, từ đó người mua hàng và bên thứ 3 cùng tiến hành các loại giao dịch, không giống như các nhà bán lẻ trực tuyến trực tiếp bán hàng trên trang riêng của họ.
Trao đổi với CNBC, Xiaofeng Wang, một nhà phân tích cao cấp tại Forrester Research nhìn nhận: “Nhìn chung, chúng ta có thể thấy tốc độ phát triển rất nhanh của thị trường thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á và nó đang ngày càng thể hiện vị thế của mình trong nền kinh tế”.
Hiện, một số doanh nghiệp thương mại điện tử đang là đại diện cho khu vực và giúp thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử phải kể đến như Lazada, Shopee, hai doanh nghiệp đến từ Indonesia là Tokipdia và Bukalapak.
Các chuyên gia cho biết khu vực này sinh lợi cho các công ty internet vì tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh cao, cải thiện kết nối internet và dân số ngày càng tăng. Trong bán lẻ, hầu hết việc mua sắm ngày nay vẫn được thực hiện ngoại tuyến, điều này còn nhiều chỗ cho các công ty thương mại điện tử có được khách hàng mới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Đồng thời, các nhà bán lẻ ngoại tuyến cũng đang phát triển nền tảng số và nắm bắt các công nghệ mới.
"Về cơ bản, thương mại điện tử và bán lẻ mới đang diễn ra cùng một lúc tại Đông Nam Á", ông Wang nói, đề cập đến khái niệm pha trộn các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, được tiên phong bởi Alibaba.
Triển vọng lạc quan
Pierre Poignant, giám đốc điều hành của Lazada Group, đã nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn trước Ngày độc thân rằng công ty tập trung vào lúc này đang phát triển cơ sở khách hàng của mình.
Công ty cho biết vào ngày 31/8, họ có hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng năm trong sáu thị trường chính.
"Có một số yếu tố đang thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế - sự tăng trưởng của khu vực, môi trường vĩ mô. Thói quen của người tiêu dùng đang thay đổi, mức đầu tư cao trong khu vực, tất cả những điều này kết hợp với nhau dẫn đến tăng trưởng nhanh. Thêm vào đó, chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai khả quan phía trước”.
Còn Junjie Zhou, Giám đốc thương mại tại Shopee, đã chia sẻ một mức độ lạc quan tương tự đối với thị trường thương mại điện tử trong khu vực. “Thị trường này vẫn đang ở giai đoạn phát triển nhanh.
"Nếu bạn nhìn vào bán lẻ trực tuyến (một phần) của không gian bán lẻ tổng thể, thì nó vẫn là một tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng đồng thời, nó đã tăng nhanh hơn nhiều so với bán lẻ ngoại tuyến truyền thống".
Hiện tại, ít nhất là trong tương lai gần, ưu tiên của Shopee là phát triển với quy mô lớn hơn nhiều và chiếm được nhiều thị phần hơn, và củng cố vị trí dẫn đầu của chúng tôi tại thị trường thương mại điện tử này”, ông Zhou giải thích.
Đi đầu trong cuộc đua
Đối với Lazada và Shopee, ưu tiên hàng đầu là có được nhiều khách hàng hơn khi họ kết nối internet lần đầu tiên, có thể thông qua điện thoại thông minh.
Cả hai công ty đều có các ứng dụng di động được thiết kế với các tính năng tương tác và trò chơi xã hội để giữ cho người dùng trên nền tảng lâu hơn và gắn kết hơn.
Chẳng hạn, trên Lazada cung cấp một tính năng trong đó người dùng có thể tập hợp sự giúp đỡ của bạn bè của họ để giảm giá một món đồ giá rẻ. Khi đã đủ người tham gia, người dùng có thể mua mặt hàng đó ở mức chiết khấu.
Trong khi đó, Shopee đã giới thiệu nhiều trò chơi có thưởng xu để người dùng đổi lấy chiết khấu khi mua các sản phẩm trên nền tảng này hoặc đổi lấy phiếu giảm giá.
Với việc kết hợp trò chơi có thưởng trên nền tảng, chiến lược này của Shopee tỏ ra khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới, Xiaofeng Wang cho biết.
Theo Giám đốc thương mại của Shopee, trung bình người dùng dành nhiều thời gian hơn cho ứng dụng của công ty Shopee hơn so với các ứng dụng mua sắm khác.
Khi được hỏi điều gì khiến Shopee nổi bật so với các đối thủ, Zhou cho biết doanh nghiệp có lợi thế trong hiểu biết địa phương về từng thị trường.
Còn với Lazada, ông Poignant lại cho rằng, lợi thế của họ chính là sự hỗ trợ từ công ty mẹ Alibaba, từ việc xây dựng mạng lưới hậu cần tích hợp từ công ty logistic khổng lồ Cainiao của Alibaba, cho đến việc áp dụng giải pháp thanh toán kỹ thuật số được hỗ trợ bởi công ty tài chính Ant Financial.
“Khác biệt lớn của chúng tôi chính là sự hậu thuẫn công nghệ và tài chính từ Tập đoàn Alibaba”, Poignant nói.
Kết luận lại, theo các phân tích từ Forrester, bà Wang cho biết, “Cuối cùng, những người tham gia cuộc chơi TMĐT được hỗ trợ bởi các tập đoàn lớn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong khu vực, khi sức nóng cạnh tranh chiếm thị phần ngày một tăng lên”.
“Và kẻ nào có tiềm lực vốn mạnh hơn kẻ đó sẽ thắng”, nhà nghiên cứu của Forrester Research kết luận.
Advertisement
Advertisement